Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 5)

152 lượt thi 100 câu hỏi 150 phút

Text 1:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10:

CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC: MỐI QUAN TÂM MỚI VÀ NHỮNG SÁNG KIẾN MỚI

[1] "Tại diễn đàn Vietnam Educamp 2019 mới đây, có đến gần 1/3 số tham luận bàn về chủ đề công nghệ giáo dục (edtech) với ba mối quan tâm rõ nét: xu hướng cá nhân hóa, xu hướng chuyển đổi số, và những băn khoăn trước thềm Công nghiệp 4.0.”

[2] Ước mơ về giáo dục cá nhân hóa đã có từ lâu. Nhưng chỉ gần đây, khi công nghệ giáo dục phát triển, các nhà giáo mới được trao một phương tiện mạnh mẽ để hiện thực hóa điều đó với chi phí giảm thiểu đáng kể. Cá nhân tôi hết sức chú ý đến hai tham luận, một của thầy giáo vật lý Nguyễn Thành Nam, người không ngừng tìm tòi và thể nghiệm các cách thức dạy học tốt hơn và một của nhà nghiên cứu giáo dục Trần Thị Thu Hương.

[3] Với kinh nghiệm gần chục năm giảng dạy trực tuyến trên các nền tảng khác nhau, TS Nguyễn Thành Nam, Phòng Nghiên cứu và Phát triển của hệ thống giáo dục Hocmai.vn, đã chia sẻ những câu chuyện sinh động về cách biến các công nghệ hiện đại thành trợ thủ đắc lực cho việc giảng dạy của mình. TS Nam gợi ý, thầy cô nào cũng có thể sử dụng chiếc máy tính của mình để ghi lại các bài giảng, chuyển lên một nền tảng giảng dạy trực tuyến và kết hợp với việc giảng dạy trên lớp để tiết kiệm công sức, đồng thời tăng cao hiệu quả. Việc giảng dạy trực tuyến toàn bộ hoặc giảng dạy hỗn hợp (blended learning) cũng giúp cho học sinh được học theo tốc độ của riêng mình, được tự do lựa chọn bài học ưa thích và phù hợp với trình độ.

[4] Trong khi đó, TS Trần Thị Thu Hương từ trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội mang đến những kinh nghiệm sử dụng công nghệ giáo dục từ Israel để giải quyết các vấn đề cố hữu của giáo dục truyền thống như một-giáo-trình-cho-tất-cả, hình thức giảng bài nhàm chán, việc đánh giá quá muộn và ít có giá trị thúc đẩy học tập, chương trình lạc hậu ít cập nhật... Những nền tảng giảng dạy số hóa (digital teaching platform) sẽ cho phép chương trình giáo dục được số hóa và chuyển tải thông qua hệ thống phần mềm hiện đại, kết hợp với việc giảng dạy trên lớp, từ đó mang lại trải nghiệm riêng biệt cho từng học sinh. Việc đánh giá được thực hiện liên tục để cung cấp phản hồi mau chóng về hiệu quả học tập, và phần mềm thông minh tự đưa ra các lời khuyên để học sinh và giáo viên có thể lựa chọn các hoạt động học tập tiếp theo nhằm thúc đẩy hiệu quả học tập. Bằng sự kết hợp giữa tự học 1:1 với máy tính và việc giảng dạy trực tiếp, giáo viên có thể loại bỏ phần lớn nhược điểm của hình thức giảng dạy kiểu thầy đọc-trò chép truyền thống, dễ dàng cập nhật nội dung giảng dạy để thu hút sự chú ý của học sinh, cũng như cập nhật các tri thức mới, có ý nghĩa hơn với cuộc sống.

[5] Các thuyết trình tại Vietnam Educamp 2019 cũng cho thấy, giới công nghệ giáo dục tại Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt được xu hướng chuyển đổi số (digital transformation) đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, và tích cực đưa ra những sáng kiến mới.

[6] Chẳng hạn, ThS Nguyễn Khắc Nhật từ CodeGym giới thiệu mô hình trại huấn luyện lập trình (Coding Bootcamp) nhằm đào tạo lại hoặc đào tạo chuyển nghề cho người trưởng thành để nhanh chóng tham gia vào ngành công nghiệp phần mềm. Ông Nhật cho biết, hệ thống CodeGym có thể giúp một người đi làm học được nghề lập trình trong vòng 4 tháng. Để thực hiện được điều đó, cần phải thay đổi tư duy về cách làm đào tạo. Thay vì học rải rác, học viên được tập trung học 8 tiếng mỗi ngày như người đi làm, tự học trên hệ thống học tập số hóa được nghiên cứu và phát triển bài bản, kết hợp với sự hướng dẫn từ giảng viên các các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, sự kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp phần mềm từ khâu xây dựng chương trình đào tạo, tới việc giảng dạy, và đánh giá năng lực chính là khâu đột phá để đảm bảo mỗi học viên đều học được, và làm được việc khi tốt nghiệp. Mô hình Coding Bootcamp như CodeGym đang triển khai đã được Ngân hàng Thế giới khuyến cáo như một gợi ý tốt để giải quyết tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực công nghệ thông tin trên quy mô toàn cầu.

[7] Thạc sĩ Hoàng Giang Quỳnh Anh và Trần Huyền Chi từ Agilearn.vn, nền tảng đào tạo số hóa cho doanh nghiệp, giới thiệu một sáng kiến khác - mô hình học tập micro-learning cho người đi làm. Theo đại diện của Agilearn, việc học tập cần phải phù hợp với tình hình bận rộn, thói quen sử dụng công nghệ và làm việc đa nhiệm hiện nay. Những bài học nên ngắn gọn, chỉ từ 2-7 phút. Nhưng bù lại, việc học nên diễn ra thường xuyên hơn, có tính phản hồi hơn. Hình thức học tập đó sẽ giúp người học tiết kiệm thời gian, nhất là những khoảng thời gian rảnh rỗi vốn ít ỏi của người đi làm. Những giải pháp học tập số hóa được thiết kế tốt, phù hợp với tâm lí người đi làm sẽ thúc đẩy việc học tập suốt đời, mang đến gợi ý tốt về một xã hội học tập đích thực.

Theo Dương Trọng Tấn (CEO Tổ hợp giáo dục Agilead Global)

Text 2:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 20: 

VIỆT NAM CHẾ TẠO THÀNH CÔNG MÁY THU ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU GNSS

[1] Lần đầu tiên, Việt Nam chế tạo thành công máy thu định vị toàn cầu GNSS với nhiều tính năng mới, nổi bật, có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như hàng không, quốc phòng, giao thông thủy, giao thông minh, máy bay không người lái. 

[2] Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Trung, Phó Viện trưởng Viện Điện tử - Viễn thông của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các nước có nền kinh tế, công nghiệp vũ trụ và quốc phòng mạnh trên thế giới đều đầu tư phát triển hệ thống định vị toàn cầu mạnh mẽ trong những năm qua.

[3] Cùng với đó là sự phát triển của công nghệ định vị dựa trên hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (Global Navigation Satellite System – GNSS). Đây là công nghệ cho phép xác định các thông tin vị trí của người sử dụng tại bất kỳ điểm nào trên mặt đất. GNSS đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ quốc phòng đến giao thông vận tải, cứu hộ cứu nạn, trắc địa bản đồ, dẫn đường hàng hải, hàng không.

[4] Tại Việt Nam những năm qua, các ứng dụng liên quan đến hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu được triển khai trong rất nhiều lĩnh vực liên quan đến đời sống kinh tế và xã hội như ứng dụng trong đo đạc bản đồ và thu thập các thông tin địa lý, quản lý đất đai và môi trường, hỗ trợ định vị và tìm kiếm trong các trường hợp khẩn cấp như bão, động đất, lũ. Quản lý vị trí của hệ thống giao thông như hệ thống xe buýt, xe cấp cứu, cứu hoả, điều hành hệ thống taxi.

[5] Tuy nhiên, việc nghiên cứu phát triển kiến trúc các bộ thu vô tuyến, bao gồm bộ thu GNSS ở Việt Nam còn hạn chế. Vì vậy, trong khuôn khổ chương trình Nghị định thư của Bộ Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp Trường Đại học Milano của Ý triển khai nghiên cứu phát triển máy thu định vị toàn cầu GNSS đa kênh dựa trên kỹ thuật đổi tần trực tiếp và hệ thống anten thông minh.

[6] Trong hai năm, các nhà khoa học của Đại học Bách Khoa Hà Nội phối hợp với Đại học Milano của Ý, do GS Riccardo Enrico Zich - tác giả của nhiều công bố khoa học trong lĩnh vực này đã chế tạo thành công thiết bị mẫu (prototype) bộ thu GNSS đa kênh tích hợp hệ anten thông minh. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam có thiết bị này. Trên thế giới, số lượng các thiết bị này cũng không nhiều. Thành công này mở ra nhiều cơ hội ứng dụng công nghệ định vị vệ tinh trong phát triển kinh tế xã hội.

[7] PGS Nguyễn Hữu Trung chia sẻ, một trong những ứng dụng quan trọng có thể triển khai ngay là giao thông đô thị. “Mục tiêu mà nhiệm vụ đặt ra là phát triển bộ thu định vị có khả năng hỗ trợ giao thông đô thị. Nhiệm vụ này có thể coi là một đề án tiền khả thi cho việc hiện đại hóa và việc ứng dụng các hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh vực giao thông đô thị nói riêng cũng như trong các lĩnh vực khác của đời sống nói chung”, PGS Trung nói.

[8] PGS Trung cho biết thêm, quy trình công nghệ thiết kế chế tạo thiết bị và dịch vụ định vị độ bền vững cao chứa đựng hàm lượng chất xám công nghệ lớn. Do đó, nếu được phát triển thành thương phẩm thì có khả năng cạnh tranh giá thành và chất lượng đáp ứng yêu cầu.

[9] Nhóm nghiên cứu hướng đến các ngành ứng dụng cụ thể gồm hàng không, quốc phòng, giao thông đường thủy và thủy quân, xây dựng, mỏ và công nghiệp, giao thông thông minh (ITS), các dịch vụ an ninh công cộng (Public services), điều phối khi xảy ra tai nạn, phối hợp tác chiến, dịch vụ cung cấp thời gian chính xác. Dịch vụ LBS (cung cấp vị trí trong mọi điều kiện) và phương tiện bay không người lái UAV.

[10] “Chúng tôi đang hướng đến nhiều hình thức chuyển giao công nghệ như chuyển giao công nghệ trọn gói, chuyển giao công nghệ có đào tạo, chuyển giao theo hình thức trả dần theo tỷ lệ % doanh thu, liên kết với doanh nghiệp để sản xuất hoặc góp vốn hoặc tự thành lập doanh nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu tạo ra”, ông Trung nói.

[11] Cùng với khả năng ứng dụng thực tế, sản phẩm cũng đóng góp phát triển công nghệ định vị vệ tinh đa kênh, đóng góp một kiến trúc mới về công nghệ phát triển các bộ thu GNSS, đóng góp một phương pháp thu đa kênh dùng anten thông minh, giúp đất nước sở hữu một số công nghệ ứng dụng quan trọng trong thông tin viễn thông và lĩnh vực thiết kế chế tạo thiết bị vô tuyến.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ

Text 3:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 27: 

Khi chất lỏng bay hơi, hơi nước trên bề mặt chất lỏng tạo ra một loại áp suất, được gọi là áp suất hơi. Áp suất hơi tỉ lệ thuận với nhiệt độ của chất lỏng. Điểm sôi (boiling point) là nhiệt độ mà tại đó áp suất hơi tương đương với áp suất khí quyển xung quanh chất lỏng. Điểm sôi thông thường của chất lỏng được định nghĩa là nhiệt độ tại đó áp suất hơi bằng với áp suất khí quyển tiêu chuẩn là 760 mmHg (1 atm). Nếu áp suất khí quyển thay đổi, điểm sôi của chất lỏng cũng sẽ thay đổi.

Hình 1 minh họa mối quan hệ giữa áp suất hơi và nhiệt độ đối với bốn hợp chất hữu cơ thuộc nhóm alkane. Điểm sôi thông thường được biểu thị bằng một đường nét đứt nằm ngang.

Nhóm chức là nguyên tử hay nhóm nguyên tử xuất hiện trong các hợp chất hữu cơ, quyết định tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ đó. Các nhóm nguyên tử này thường chứa oxygen hoặc nitrogen gắn vào bộ khung hydrocarbon. 

Hình 2 dưới đây so sánh các điểm sôi thông thường của các hợp chất hữu cơ với tám nhóm chức khác nhau (bao gồm cả nhóm alkane) có số nguyên tử C trong phân tử tăng dần.

Hình 2. So sánh các điểm sôi thông thường của các hợp chất hữu cơ

Bảng 1 liệt kê các loại liên kết hóa học trong mỗi nhóm chức. Các liên kết bền hơn cần được cung cấp nhiệt độ cao hơn để phá vỡ liên kết đó.

Bảng 1. Liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ

Nhóm chức

Loại liên kết

Alcohol

Hydrogen

Alkane

Van der Waals

Alkene

Van der Waals

Alkyne

Van der Waals

Amine

Lưỡng cực

Carboxylic acid

Hydrogen kép

Ester

Lưỡng cực

Ketone

Lưỡng cực

 Bảng 2 liệt kê các đặc điểm của bốn hợp chất hữu cơ phổ biến có khối lượng phân tử giống nhau. Nhiệt độ sôi dưới đây đại diện cho điểm sôi thông thường của mỗi chất. 

Bảng 2. Khối lượng phân tử và nhiệt độ sôi của một số chất

Tên hợp chất

Công thức phân tử

Khối lượng phân tử (g/mol)

Nhiệt độ sôi (°C)

Propionic acid

C3H6O2

74

140

n-Butanol

C4H10O

74

117

Butanone

C4H8O

72

80

Pentane

C5H12

72

36

Text 4:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 28 đến 34:

Vào đầu những năm 1800, các nhà hóa học bắt đầu thử nghiệm các loại hóa chất khác nhau, họ đã thực hiện đo nhiệt độ, áp suất và khối lượng của một mẫu khí. Năm 1911, một nhà khoa học tên là Amedeo Avogadro đã công bố một phát hiện quan trọng, được gọi là định luật Avogadro. Định luật này được phát biểu rằng: Bất kỳ chất khí nào ở trong cùng điều kiện về áp suất, nhiệt độ và thể tích sẽ chứa cùng một số lượng phân tử (được đo bằng mol). 

Bảng 1. Thể tích và khối lượng của mỗi mẫu khí được đo ở 1 atm và 0°C

Mẫu

Khí

Thể tích (l)

Khối lượng (g)

1

Hydrogen (H2)

11,2

1,0

2

Hydrogen (H2)

5,6

0,5

3

Neon (Ne)

11,2

10,1

4

Neon (Ne)

22,4

20,2

5

Helium (He)

22,4

4,0

6

Helium (He)

44,8

8,0

7

Oxygen (O2)

11,2

16,0

8

Oxygen (O2)

5,6

8,0

Text 5:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 35 đến 41: 

Bảng sau đây thể hiện một số tính chất vật lí của vật liệu quang phổ khi thử nghiệm với ánh sáng có bước sóng 0,589 𝜇m. Chiết suất là chỉ số thể hiện khả năng bẻ cong ánh sáng khúc xạ của vật liệu. Cự ly truyền qua của vật liệu là khoảng cách mà ánh sáng có thể truyền tải một cách hiệu quả qua môi trường mà không bị giảm đáng kể về cường độ.

TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA VẬT LIỆU QUANG PHỔ

Vật liệu

Chiết suất

Cự ly truyền qua

(𝜇m)

Cự ly lăng kính khả dụng (𝜇m)

Khả năng kháng hóa chất

 

Lithium fluoride

1,39

0,12 – 6

2,7 – 5,5

Yếu

 

Calcium fluoride

1,43

0,12 – 12

5 – 9,4

Tốt

 

Sodium chloride

1,54

0,3 – 17

8 – 16

Yếu

 

Thạch anh

1,54

0,20 – 3,3

0,2 – 2,7

Rất tốt

 

Potassium bromide

1,56

0,3 – 29

15 – 28

Yếu

 

Thủy tinh đá lửa

1,66

0,35 – 2,2

0,35 – 2

Rất tốt

 

Caesium iodide

1,79

0,3 – 70

15 – 55

Yếu

 

* Thủy tinh đá lửa là thạch anh pha tạp oxide chì.

Text 6:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 42 đến 44:

Cuối năm 2019, dịch bệnh Covid-19 (SARS-CoV-2) đã bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc.Cho đến nay, các bác sĩ dựa trên triệu chứng sốt cao, ho khan, khó thở, kết quả xét nghiệm Real Time-PCR (RT-PCR) và kháng thể miễn dịch (IgM, IgG) để đánh giá, theo dõi tình trạng của bệnh nhân. RT-PCR là xét nghiệm tìm sự có mặt của RNA virus trong mẫu bệnh phẩm. Thường sau khi có triệu chứng Covid từ 3 – 10 ngày thì cơ thể sẽ sinh ra kháng thể IgM chống lại virus, còn kháng thể IgG thì có nồng độ cao nhất trong giai đoạn phục hồi.

Năm bệnh nhân khác nhau (kí hiệu 1 – 5) nhập viện vì các lí do khác nhau. Bảng dưới đây thể hiện tình trạng biểu hiện triệu chứng và kết quả xét nghiệm của mỗi người.

Bảng 1. Tình trạng và kết quả xét nghiệm

Bệnh nhân

Số cao, ho khan, khó thở

Kết quả xét nghiệm

RT-PCR

IgG

IgM

1

+

2

+

3

+

4

+

+

+

5

Chú thích: (+): Biểu hiện triệu chứng/kết quả xét nghiệm dương tính

(-): Không biểu hiện triệu chứng/kết quả xét nghiệm âm tính

Text 7:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 45 đến 47: 

Virus không được xếp vào hệ thống phân loại thế giới sống, mặc dù chúng có những đặc điểm của tế bào sinh vật sống, bao gồm cả vật liệu di truyền có khả năng mã hóa tạo ra các hạt virus mới, nhưng chúng lại sống ký sinh nội bào bắt buộc. Nguồn gốc của virus không rõ ràng do chúng không tạo thành các hóa thạch. Dưới đây là ba giả thuyết đang được đưa ra về nguồn gốc virus.

Giả thuyết đồng tiến hóa

Đây được gọi là giả thuyết đầu tiên về virus, và cho rằng virus có thể đã tiến hóa từ các phân tử phức tạp của protein và nucleic acid cùng lúc với tế bào xuất hiện lần đầu tiên trên Trái Đất. Và nó đã không phụ thuộc vào sự sống của tế bào trong hàng tỷ năm. Họ cho rằng các phân tử đơn giản của ribonucleic acid (RNA) là các nucleotide, đã kết hợp với nhau theo nhiều cách thức, để tạo thành các chuỗi phức tạp hơn. Chuỗi RNA này sau đó phát triển các khả năng tự sao chép và khả năng tự chèn chúng vào các chuỗi nucleotide khác.Trong khi một số chuỗi RNA được tích hợp vào các tế bào có màng thì những chuỗi khác được đóng gói bên trong các protein như là các hạt virus đầu tiên có khả năng tự sao chép sau khi lây nhiễm vào các tế bào sống.

Giả thuyết nguồn gốc tế bào

Một số nhà khoa học cho rằng virus có thể đã tiến hóa từ DNA hoặc RNA.Tức là chuỗi nucleotide trong các sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn được đưa vào một lớp vỏ protein và thoát ra khỏi tế bào dưới dạng hạt virus. Ban đầu, các chuỗi nucleotide DNA và RNA nhận diện vật liệu cần thiết của tế bào và tiến hành tự sao chép. Tiếp theo, các chuỗi này liên kết với protein để tạo vỏ capsid bên ngoài, sau đó chúng phá vỡ tế bào và lây nhiễm sang các tế bào khác.

Giả thuyết hồi quy

Một cách giải thích khác về nguồn gốc của virus là virus tiến hóa từ các tế bào sinh vật. Giả thuyết hồi quy cho thấy rằng một số vi khuẩn ký sinh dần mất đi các cấu trúc cần thiết để có thể tồn tại bên ngoài tế bào. Kết quả là mỗi hạt virus chỉ chứa nucleic acid, vỏ capsid, và đôi khi có thêm lớp vỏ ngoài, và chúng chỉ có thể sinh sản được bên trong tế bào vật chủ.

Text 8:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 48 đến 53:

Bệnh não xốp hay còn gọi là bệnh bò điên (viết tắt là BSE) thường xảy ra chủ yếu ở bò. Nguyên nhân gây ra bệnh được cho là do các protein prion cuộn gập sai, làm chúng có các biểu hiện hành vi bất thường, khó khăn trong di chuyển, giảm thể trọng và cuối cùng dẫn tới tử vong. Hiện tại, không có phương pháp nào có thể đưa ra kết luận chắc chắn một con bò mắc bệnh bò điên khi chúng còn sống. Nghiên cứu một con bò bị bệnh BSE sau khi chết, trong mô não của chúng xuất hiện các khoang xốp giống hình thù những khoang trống trong miếng bọt biển. Các nhà nghiên cứu thực hiện các thí nghiệm như sau: 

Thí nghiệm 1:

Sáu mươi con bò khỏe mạnh được chia thành hai nhóm bằng nhau. Thức ăn của nhóm A là thịt từ những con cừu khỏe mạnh; còn thức ăn của nhóm B là thịt từ những con cừu nhiễm bệnh. Mười tám tháng sau, hai nhóm được kiểm tra tình trạng mô não.

Thí nghiệm 2:

Sáu mươi con bò khỏe mạnh được chia thành hai nhóm bằng nhau. Các nhà nghiên cứu tiến hành tiêm trực tiếp dịch óc cừu vào não của 2 nhóm bò này. Những con bò trong nhóm C được tiêm dịch óc của những con cừu không bị bệnh. Còn những con bò trong nhóm D được tiêm dịch óc từ những con cừu bị nhiễm bệnh. Mười tám tháng sau, cả hai nhóm được kiểm tra tình trạng các khoang BSE trong não của chúng.

Kết quả của cả hai thí nghiệm được thể hiện trong bảng dưới đây:

Text 9:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 34 đến 40:

Khi một vật nổi trên bề mặt chất lỏng thì một phần của vật nằm ở phía trên bề mặt chất lỏng và phần còn lại chìm trong nước. Để nghiên cứu sự nổi của một vật có phụ thuộc vào tỉ trọng của vật không, một học sinh đã làm thí nghiệm sau:

Bảy vật (từ A đến G) có tỉ trọng khác nhau được đặt lần lượt vào trong các bình chứa 4 chất lỏng khác nhau. Tỉ trọng là tỉ lệ giữa khối lượng riêng của một vật so với khối lượng riêng của nước ở một nhiệt độ nhất định.

Bảng 1 liệt kê các vật và tỉ trọng tương ứng của chúng ở nhiệt độ 20°C.

Bảng 1

Vật

Tỉ trọng

A

0,200

B

0,300

C

0,400

D

0,500

E

0,600

F

0,700

G

0,800

Bảng 2 liệt kê 4 chất lỏng và tỉ trọng của chúng ở nhiệt độ 20°C.

Bảng 2

Chất lỏng

Tỉ trọng

Benzene

0,86

Butane

0,94

Water

1,00

Bromine

2,90

Hình 1 cho thấy, mỗi chất lỏng tương ứng với một biểu đồ tỷ lệ phần trăm phần vật bị chìm trong chất lỏng của từng vật theo tỉ trọng của chúng.

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Text 1

Phần tư duy đọc hiểu

Ý nào sau đây thể hiện gần nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án

Câu 2:

Text 1

Cụm từ “giáo dục cá nhân hóa” trong đoạn mang ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu 3:

Text 1

Thông qua đoạn [2], tác giả muốn khẳng định điều gì?

Xem đáp án

Câu 4:

Text 1

Thông qua tham luận của mình, TS Nguyễn Thành Nam mong muốn các thầy cô giáo sử dụng thiết bị công nghệ thông tin để làm gì?

Xem đáp án

Câu 5:

Text 1

Phương pháp “giảng dạy hỗn hợp” được đề cập ở dòng 15 là? 

Xem đáp án

Câu 6:

Text 1

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những nhược điểm của giáo dục truyền thống được TS Trần Thị Thu Hương nêu ra?

Xem đáp án

Câu 7:

Text 1

Theo tác giả Trần Thị Thu Hương, việc đánh giá kết quả học tập được tiến hành như thế nào trên các nền tảng giảng dạy số hóa?

Xem đáp án

Câu 8:

Text 1

Từ đoạn 4, ta có thể rút ra kết luận gì về vai trò của các nền tảng giảng dạy số hóa trong tương lai?

Xem đáp án

Câu 9:

Text 1

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những đặc điểm của mô hình CodeGym?

Xem đáp án

Câu 10:

Text 1

Từ đoạn 7, chúng ta có thể rút ra kết luận nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 11:

Text 2

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

 

Xem đáp án

Câu 12:

Text 2

Theo đoạn [1], [2], PGS.TS Nguyễn Hữu Trung mong muốn đạt được điều gì khi nghiên cứu GNSS?

Xem đáp án

Câu 13:

Text 2

Theo đoạn [4], GNSS KHÔNG được sử dụng cho mục đích nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 14:

Text 2

Chúng ta có thể rút ra kết luận gì từ đoạn [5]?

Xem đáp án

Câu 17:

Text 2

Theo PGS Nguyễn Hữu Trung, sản phẩm máy thu GNSS sẽ được ưu tiên ứng dụng trong lĩnh vực:

Xem đáp án

Câu 18:

Text 2

Theo đoạn 8, PGS.TS Nguyễn Hữu Trung cho rằng: 

Xem đáp án

Câu 19:

Text 2

Ý nào dưới đây thể hiện gần đúng nhất nội dung chính của đoạn cuối?

Xem đáp án

Câu 24:

Text 3

Hợp chất nào trong bốn hợp chất trong Bảng 2 có khả năng chứa liên kết hydrogen kép nhất?

Xem đáp án

Câu 26:

Text 3

Dựa vào dữ liệu trong Bảng 2, nhận định nào dưới đây là đúng? 

Xem đáp án

Câu 29:

Text 4

Theo bảng 1, mẫu khí nào chiếm nhiều không gian nhất?

Xem đáp án

Câu 30:

Text 4

Định luật Avogadro dựa trên căn bản Hóa học nói lên sự liên hệ giữa khối lượng phân tử và tỉ trọng của

Xem đáp án

Câu 31:

Text 4

Dựa vào định luật Avogadro và Bảng 1, hãy sắp xếp các mẫu khí theo thứ tự số lượng phân tử từ ít nhất đến nhiều nhất?

Xem đáp án

Câu 34:

Text 4

So sánh mẫu 1 và mẫu 3, có thể rút ra nhận định: 

Xem đáp án

Câu 35:

Text 5

Chiết suất của vật liệu luôn 

Xem đáp án

Câu 36:

Text 5

Trong các vật liệu sau, vật liệu nào có khả năng kháng hóa chất là lớn nhất?

Xem đáp án

Câu 38:

Text 5

Ánh sáng có bước sóng 25 μm có thể truyền qua những loại vật liệu nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 39:

Text 5

Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra nếu ánh sáng truyền từ 

Xem đáp án

Câu 45:

Text 7

Cả ba giả thuyết trên đều cho rằng 

Xem đáp án

Câu 46:

Text 7

“Giả thuyết đồng tiến hóa” đã đi ngược lại với đặc điểm nào sau đây của virus? 
 

Xem đáp án

Câu 49:

Text 8

Nguyên nhân gây ra bệnh bò điên ở bò là gì? 

Xem đáp án

Câu 52:

Text 8

Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm, cho biết nhóm bò có số lượng mắc bệnh BSE cao nhất thuộc nhóm nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 53:

Text 8

Giả định nào sau đây được các nhà nghiên cứu ngầm công nhận trong cả hai thí nghiệm?

 

Xem đáp án

Câu 56:

Text 9

Khi tỉ trọng của một vật giảm thì phần trăm thể tích vật bị chìm dưới mặt chất lỏng 

Xem đáp án

Câu 58:

Text 9

Tỉ trọng có đơn vị đo là gì? 

Xem đáp án

Câu 61:

Cho hàm số \(y = f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x + 3{\rm{ khi }}x \le 0}\\{3\quad {\rm{ khi }}x > 0}\end{array}} \right.\) có đồ thị như hình vẽ.

Media VietJack

Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Câu 67:

Cho hai số phức \(z = 1 + 2i\) và \({\rm{w}} = 3 + i\). Môđun của số phức \(z.\overline {\rm{w}} \) bằng

Xem đáp án

Câu 68:

Cho hình chóp đểu S.ABCD với \(O\) là tâm đáy. Khoảng cách từ \(O\) đến mặt bên bằng 1 và góc giữa mặt bên với đáy bằng 45o. Thể tích khối chóp S.ABCD bằng

Xem đáp án

Câu 76:

Một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam gọi tên năm Âm lịch bằng cách ghép tên của 1 trong 10 can với tên của 1 trong 12 chi.

CAN

Giáp

Ất

Bính

Đinh

Mậu

Kỉ

Canh

Tân

Nhâm

Quý

Giáp

Ất

CHI

Sửu

Dần

Mão

Thìn

Tỵ

Ngọ

Mùi

Thân

Thân

Tuất

Hợi

Ví dụ Giáp được ghép với Tý thành năm Giáp Tý, Ất được ghép với Sửu thành năm Ất Sửu, … Cứ lặp lại vòng tuần hoàn như thế thì tối thiểu sau bao nhiêu năm thì năm Quý Mão được lặp lại? Tại sao?

Xem đáp án

Câu 78:

Một nguyên hàm của hàm số \(y = \frac{1}{x}\) là

Xem đáp án

Câu 84:

Giới hạn \(L = \lim {2^n}\) bằng

Xem đáp án

Câu 93:

Trong không gian Oxyz, hình chiếu vuông góc của điểm \(M(2;1; - 1)\) trên mặt phẳng \((Oxz)\) có tọa độ là             

Xem đáp án

Câu 95:

Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của một hình trụ lần lượt là \(42\pi {\rm{c}}{{\rm{m}}^2}\) và \(60\pi {\rm{c}}{{\rm{m}}^2}\). Tính diện tích thiết diện qua trục của hình trụ đã cho. 

Xem đáp án

Câu 98:

Cho mặt phẳng (P) song song với (Q). Mệnh đề nào sau đây sai?

Xem đáp án

4.6

30 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%