Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
1013 lượt thi 14 câu hỏi 30 phút
2634 lượt thi
Thi ngay
1344 lượt thi
1120 lượt thi
980 lượt thi
1024 lượt thi
952 lượt thi
956 lượt thi
938 lượt thi
1046 lượt thi
1010 lượt thi
Câu 1:
Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là
A.Đột biến cấu trúc NST
B.Biến dị cá thể
C.Đột biến gen
D.Đột biến số lượng NST
Câu 2:
Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là :
A.Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động
B.Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được
C.Sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản
D.Những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh
Câu 3:
Loại biến dị cá thể theo quan niệm của Đac uyn có những tính chất nào dưới đây ?
(1) Xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và phát triển cá thể.
(2) Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
(3) Xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể.
(4) Di truyền được qua sinh sản hữu tính.
(5) Không xác định được chiều hướng biến dị.
A.3, 4, 5
B.2, 4, 5
C.1, 3, 4, 5
D.1, 3, 4
Câu 4:
Theo Đacuyn, biến dị cá thể ở sinh vật phải thông qua quá trình nào sau đây để di truyền lại cho các thế hệ sau?
A.Tương tác giữa cá thể với môi trường sống.
B.Sinh sản.
C.Chọn lọc tự nhiên.
D.Chọn lọc nhân tạo.
Câu 5:
Charles Darwin đã đề xuất vấn đề nào trong công trình nghiên cứu về tiến hóa của mình?
A.Thuật ngữ: “Tiến hóa”
B.Lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên
C.DNA là vật liệu di truyền.
D.Sự phân chia độc lập các NST
Câu 6:
Theo quan điểm của Đacuyn, tác động của CLTN là
A.Tích lũy các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh
B.Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho bản thân sinh vật.
C.Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho con người
D.Đào thải các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi, tích lũy các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi, khả năng sinh sản tốt.
Câu 7:
Theo quan điểm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A.Quần thể.
B.Cá thể, quần thể.
C.Cá thể.
D.Tất cả các cấp tổ chức sống.
Câu 8:
Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành nhiều nòi (thứ) vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình:
A.Phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo
B.Tích lũy những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
C.Phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên
D.Phát sinh các biến dị cá thể
Câu 9:
Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi cây trồng là:
A.Chọn lọc tự nhiên
B.Đấu tranh sinh tồn
C.Phân ly tính trạng
D.Chọn lọc nhân tạo
Câu 10:
Nhận định nào sau đây thể hiện quan điểm tiến hóa của Đacuyn ?
A.Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa
B.Sinh vật biến đổi dưới tác động trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh
C.Sự hình thành các giống vật nuôi cây trồng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên
D.Các loài mới được hình thành từ một loài ban đầu dưới tác động của chọn lọc tự nhiên
Câu 11:
Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là:
A.Các biến dị nhỏ, riêng rẽ tích luỹ thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
B.Các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của sinh vật đều di truyền
C.Sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện ngoại cảnh.
D.Sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.
Câu 12:
Câu nào dưới đây nói về nội dung của học thuyết Dacuyn là đúng nhất?
A.Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa
B.Những biến dị di truyền xuất hiện một cách riêng lẻ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa
C.Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
D.Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa tiến hóa.
Câu 13:
Hạn chế chủ yếu trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn là:
A.Chưa giải thích thành công sự hình thành đặc điểm thích nghi.
B.Chưa đi sâu vào cơ chế hình thành loài mới.
C.Chưa hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị.
D.Chưa có quan niệm đúng về nguyên nhân của sự đấu tranh sinh tồn.
Câu 14:
Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà chúng khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do
A.chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh qua nhiều thế hệ.
B.ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
C.khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu để thích nghi với môi trường.
D.Chim ăn sâu không ăn các con sâu màu xanh
203 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com