Đăng nhập
Đăng ký
833 lượt thi 20 câu hỏi 30 phút
2601 lượt thi
Thi ngay
1319 lượt thi
1101 lượt thi
960 lượt thi
1006 lượt thi
936 lượt thi
944 lượt thi
912 lượt thi
1018 lượt thi
992 lượt thi
Câu 1:
Kĩ thuật đóng vai trò trung tâm của công nghệ gen là:
A.Kĩ thuật tạo tế bào lai
B.Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp
C.Kĩ thuật cắt gen
D.Kĩ thuật nối gen
Câu 2:
Enzym giới hạn (restrictaza) được dùng trong kĩ thuật di truyền vì nó có khả năng?
A.Phân loại được các gen cần truyền
B.Nối gen cần chuyển vào thể truyền để tạo ADN tái tổ hợp.
C.Nhận biết và cắt ở những điểm xác định.
D.Đánh dấu được thể truyền để dễ nhận biết trong quá trình chuyển gen.
Câu 3:
Trong công nghệ gen, thể truyền là:
A.Một phân tử ADN hoặc ARN
B.Virut hoặc plasmit
C.Virut hoặc vi khuẩn.
D.Vi khuẩn Ecoli.
Câu 4:
Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào cho sang tế bào nhận là vì
A.Nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không vào được tế bào nhận
B.Nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân lên và phân li đồng đều về các tế bào con khi tế bào phân chia
C.Nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận
D.Nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra sản phẩm trong tế bào nhận
Câu 5:
Trong kĩ thuật chuyển gen, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gen đánh dấu nhằm mục đích nào sau đây?
A.Nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
B.Giúp enzim cắt giới hạn (restrictaza) nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền.
C.Dễ dàng chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
D.Tạo điều kiện cho enzim nối (ligaza) hoạt động tốt hơn.
Câu 6:
Trong công nghệ ADN tái tổ hợp, điều kiện nào sau đây là không cần thiết khi thiết kế một vector chuyển gen
A.Có khởi điểm cho quá trình tái bản.
B.Kích thước càng lớn càng tốt để mang gen.
C.Có trình tự đặc hiệu cho sự nhận biết của enzym cắt giới hạn
D.Có gen đánh dấu để nhận biết sau khi chuyển gen.
Câu 7:
Phát biểu nào dưới đây về kỹ thuật ADN tái tổ hợp là không đúng?
A.ADN dùng trong kỹ thuật di truyền có thể được phân lập từ những nguồn khác nhau, có thể từ cơ thể sống hoặc tổng hợp nhân tạo.
B.ADN tái tổ hợp có thể được tạo ra do kết hợp ADN từ các tế bào, các cơ thể, các loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại
C.Có hàng trăm loại enzym ADN-restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt phân tử ADN ở những vị trí đặc hiệu, các enzym này chỉ được phân lập từ động vật bậc cao
D.Các enzym ADN polymeraza, ligaza và restrictaza đều được sử dụng trong kỹ thuật di truyền.
Câu 8:
Restrictara và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây trong kĩ thuật chuyển gen?
A.Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách ADN plasmit ra khỏi tế bào.
B.Cắt, nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định tạo ADN tái tổ hợp
C.Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
D.Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện
Câu 9:
Người ta sử dụng CaCl2hoặc xung điện trong bước đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận nhằm:
A.Tạo lực đẩy ADN tái tổ hợp vào bên trong.
B.Làm dãn màng sinh chất của tế bào để phân tử ADN dễ đi vào bên trong
C.Làm dấu hiệu để nhận biết ADN tái tổ hợp trong tế bào nhận
D.Tạo các kênh Protein vận chuyển ADN vào bên trong.
Câu 10:
Trong kĩ thuật di truyền, trật tự các bước nhằm tạo một plasmit ADN tái tổ hợp là:
A.Tinh sạch ADN mang gen mong muốn - gắn ADN mang gen vào ADN của plasmit.
B.Tinh sạch ADN mang gen mong muốn - cắt ADN mang gen và ADN của plasmit bởi cùng một enzyme - dùng enzyme gắn đoạn ADN mang gen vào ADN plasmit, đóng vòng ADN plasmit
C.Tinh sạch ADN mang gen mong muốn - đưa đoạn ADN này vào tế bào chất của vi khuẩn - dùng enzyme gắn đoạn ADN này với ADN vi khuẩn.
D.Tinh sạch ADN mang gen mong muốn - trộn các đoạn ADN đã phân lập với vi khuẩn chủ đã xử lí bằng CaCl2- gắn đoạn ADN mang gen vào plasmit có mặt trong tế bào chất của vi khuẩn.
Câu 11:
Trong kỹ thuật di truyền, quy trình chuyển gen được tiến hành theo trình tự:
A.Tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
B.Tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận
C.Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → Tạo ADN tái tổ hợp
D.Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận → Tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
Câu 12:
Thao tác nào sau đây thuộc một trong các khâu của kỹ thuật chuyển gen?
A.Dùng các hoocmôn phù hợp để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai.
B.Nối gen của tế bào cho và plasmit của vi khuần tạo nên ADN tái tổ hợp
C.Cho vào môi trường nuôi dưỡng keo hữu cơ pôlietilen glycol để tăng tỉ lệ kết thành tế bào lai.
D.Cho vào môi trường nuôi dưỡng các virut Xenđê đã bị làm giảm hoạt tính để tăng tỉ lệ kết thành tế bào lai
Câu 13:
Người ta dùng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh tetraxiclin vào vi khuẩn E. coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ tetraxiclin thích hợp. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ
A.Bị tiêu diệt hoàn toàn.
B.Sinh trưởng và phát triển bình thường.
C.Tồn tại một thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển.
D.Sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trườņg một loại thuốc kháng sinh khác.
Câu 14:
Phương pháp nào sau đây không tạo ra được sinh vật biến đổi gen?
A.Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
B.Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
C.Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính.
D.Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen
Câu 15:
Thành tựu nào sau đây không được tạo ra từ ứng dụng công nghệ gen?
1. Lúa chuyển gen tổng hợp β caroten
2. Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người
3. Cừu chuyển gen tổng hợp protein huyết thanh của người
4. Tạo giống ngô DT4 có năng suất cao, hàm lượng protein cao.
5. Chuột nhắt có gen hormone sinh trưởng của chuột cống.
6. Cừu Dolly được tạo ra bằng sinh sản vô tính
A.1, 3
B.2, 4
C.3, 5
D.4, 6
Câu 16:
Chuyển gen tổng hợp chất kháng sinh của xạ khuẩn (Penucilium sp) vào vi khuẩn (E.coli) người ta đã giải quyết được vấn đề gì trong sản xuất kháng sinh
A.Rút ngắn thời gian
B.Nâng cao chất lượng sản phẩm.
C.Hạ giá thành sản phẩm.
D.Tăng sản lượng.
Câu 17:
Điểm khác biệt cơ bản trong quy trình tạo chủng vi khuẩn sản xuất insulin của người và tạo chủng vi khuẩn sản xuất somatostatin là
A.Loại tế bào nhận
B.Nguồn gốc của thể truyền.
C.Gen cần chuyển.
D.Đặc điểm cấu trúc của ADN tái tổ hợp.
Câu 18:
Trong tạo giống thực vật bằng công nghệ gen, để đưa gen vào trong tế bào thực vật có thành phần xenlulozo, phương pháp không được sử dụng là:
A.Chuyển gen trực tiếp qua ống phấn
B.Chuyển gen bằng thực khuẩn thể.
C.Chuyển gen bằng plasmit
D.Chuyển gen bằng súng bắn gen.
Câu 19:
Trong kỹ thuật chuyển gen nhờ thể truyền là plasmit, người ta phải thực hiện hai thao tác cắt vật liệu di truyền là cắt mở vòng plasmit và cắt lấy gen cần chuyển bằng enzim cắt giới hạn. Số loại enzim cắt giới hạn cần dùng để tạo ra một phân tử ADN tái tổ hợp là:
A.2
B.4
C.3
D.1
Câu 20:
Cho các thành tựu sau:
I. Tạo giống bống kháng sâu bệnh bằng cách chuyển gen trừ sâu từ vi khuẩn vào cây bông.
II.Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β - caroten.
III. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao.
IV.Tạo cây pomato - cấy lai giữa khoai tây và cà chua.
Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra nhờ công nghệ gen?
A.3
B.4.
C.1
D.2.
167 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com