Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 8)

21 người thi tuần này 4.6 726 lượt thi 150 câu hỏi 195 phút

🔥 Đề thi HOT:

482 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)

1.4 K lượt thi 235 câu hỏi
285 người thi tuần này

Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)

7.4 K lượt thi 150 câu hỏi
155 người thi tuần này

Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án (Đề 1)

21.5 K lượt thi 150 câu hỏi
151 người thi tuần này

ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai

9.6 K lượt thi 50 câu hỏi
61 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)

371 lượt thi 235 câu hỏi
59 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)

364 lượt thi 236 câu hỏi
58 người thi tuần này

ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Nghĩa của từ

3.8 K lượt thi 36 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 3:

Tập nghiệm của bất phương trình logπ3(x+2)>0 

Xem đáp án

Câu 15:

Tìm tập nghiệm S của bất phương trình log3(1x)<log3(2x+3).

Xem đáp án

Câu 51:

Theo đoạn trích, chi tiết nào dưới đây KHÔNG miêu tả về nhân vật viên quản ngục?

Xem đáp án

Câu 57:

Tác phẩm nào dưới đây KHÔNG thuộc trào lưu văn học hiện thực?

Xem đáp án

Câu 58:

Tác phẩm nào dưới đây KHÔNG thuộc văn học trung đại Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 59:

Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với các tác phẩm còn lại?

Xem đáp án

Câu 60:

Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

Xem đáp án

Câu 67:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cái đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhưng khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lạnh: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?". Đàn cá đầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc".

(Người lái đò Sông Đà – Nguyên Tuân)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 70:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự mình. Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, nói: “Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi" rồi chạy ngay xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng quản ngục, và ngập ngừng báo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình.

Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: “Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh trại về nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)

Trong đoạn trích trên, lụa, mực, bút được sử dụng để làm gì?

Xem đáp án

Câu 80:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai, chị lật đứa bé ra sau lưng. Nó lại đánh sau lưng, chị lật đứa bé ra trước ngực.. Trận mưa cây sắt mỗi lúc một đồn dập, không nghe thấy tiếng thét của Mai nữa.. Chỉ nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi im bặt. Chỉ còn tiếng cây sắt nện xuống hừ hự.

Tnú bỏ gốc cây của anh. Đó là một cây vả. Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy. Một bàn tay níu anh lại. Tiếng cụ Mết nặng trịch:

– Không được. Trú! Để tau!

Thú gạt tay ông cụ ra. Ông cụ nhắc lại:

– Trú!

Tnú quay lại. Ông cụ không nhìn ra Tnú nữa. Ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn. Ông cụ buông vai Trú ra.

Một tiếng thét dữ dội. Chỉ thấy thằng lính giặc to béo nằm ngửa ra giữa sân, thằng Dục tháo chạy vào nhà ưng. Tiếng lên đạn lách cách quanh anh. Rồi Mai ôm đứa con chúi vào ngực anh. Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai.

(Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)

Hình ảnh “Ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn” có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu 81:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Các nhà khoa học vẫn chưa thể lí giải được nguyên nhân tại sao một số thực phẩm tưởng chừng vô hại hoặc thậm chí lành mạnh như sữa, lúa mì và trứng,... lại gây nên những phản ứng cho một số người khi sử dụng. Ban đầu, cơ thể không có biểu hiện bị tổn hại khi tiếp xúc với những loại thực phẩm này, nhưng sau một thời gian, thường là vài tuần, cơ thể trở nên nhạy cảm với chúng và bắt đầu xuất hiện di ứng. Đôi khi thật khó để xác định bạn có bị dị ứng thực phẩm hay không, vì nó có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể bị phát ban, nổi mề đay, đau khớp giống như viêm khớp, đau đầu, cáu kỉnh hoặc trầm cảm. Dị ứng thực phẩm phổ biến nhất là với sữa, trứng, hải sản, lúa mì, các loại hạt, sô cô la, cam và cà chua. Nhiều thực phẩm trong số này không được cho trẻ sơ sinh ăn cho đến khoảng bảy tháng tuổi, khi bộ phận tiêu hóa của trẻ trở nên hoàn thiện hơn. Chứng đau nửa đầu có thể khởi phát từ việc ăn những loại thức ăn có chứa tyramine, phenathylamine, monosodium glutamate hoặc sodium nitrate. Các loại thực phẩm phổ biến có chứa những chất này là sô cô la, pho mát, gan gà, bơ, chuối chín, thịt đông lạnh,...

Chủ đề chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 83:

Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không thuộc phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 84:

Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào?

Xem đáp án

Câu 85:

Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới vào những năm 70 của thế kỉ XX bao gồm

Xem đáp án

Câu 87:

Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh?

Xem đáp án

Câu 88:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2 - 1930) do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo xác định lãnh đạo cách mạng Việt Nam là

Xem đáp án

Câu 89:

Chiến dịch nào sau đây của quân dân Việt Nam đã làm phá sản kế hoạch Rove của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ?

Xem đáp án

Câu 90:

Trong những năm 1969 - 1973, đế quốc Mĩ đã thực hiện chiến lược chiến tranh nào sau đây ở Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 92:

Khu vực Đông Nam Á nằm ở

Xem đáp án

Câu 93:

Các quốc gia nào sau đây tham gia thành lập Cộng đồng Than và Thép châu Âu?

Xem đáp án

Câu 94:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn?

Xem đáp án

Câu 95:

Nước ta tiếp giáp với Biển Đông, nên có

Xem đáp án

Câu 98:

Tây Nguyên là vùng chuyên canh lớn nhất về các loại cây công nghiệp nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 99:

Hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta không phải là

Xem đáp án

Câu 100:

Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay góp phần quan trọng nhất vào

Xem đáp án

Câu 104:

Vật liệu nào sau đây không thể làm nam châm?

Xem đáp án

Câu 110:

Trong y học tia X dùng để chụp phim, chẩn đoán bệnh là dựa vào tính chất

Xem đáp án

Câu 113:

Cho thí nghiệm như hình vẽ sau:

Cho thí nghiệm như hình vẽ sau:  Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm (3) là (ảnh 1)

Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm (3) là

Xem đáp án

Câu 122:

Ở các nhóm động vật nào sau đây có hiện tượng thụ tinh ngoài?

Xem đáp án

Câu 123:

Đâu không phải tên một loại mô thực hiện chức năng sinh trưởng ở thực vật?

Xem đáp án

Câu 124:

Vì sao những loài cá sống hoàn toàn dưới nước khi lên cạn sẽ bị chết trong một thời gian ngắn?

Xem đáp án

Câu 125:

Khi nói về di truyền tế bào chất (di truyền ngoài nhân), vai trò của bố và mẹ được thể hiện như thế nào?

Xem đáp án

Câu 126:

Thành tựu nào dưới đây không được tạo ra từ ứng dụng công nghệ gen?

Xem đáp án

Đoạn văn 1

“(1) Nơi góc án thư vàng đã nhợt, son đã mờ, đĩa dâu sở trên cây đèn nến với lần mực dầu. Hai ngọn bấc lép bép nổ, rụng tàn đèn xuống tập giấy bản đóng dấu son ti Niết. Viên quan coi ngục ngấc đâu, lấy que hương khêu thêm một con bấc. Ba cái tim bấc được chụm nhau lại, cháy bùng to lên, soi tỏ mặt người ngồi đấy.

(2) Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, băng lặng, kín đáo và êm nhẹ.

(3) Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan cai ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hôn loạn xô bồ.

(4) Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt.

(5) Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại: “Có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biệt kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình...”

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù, Ngữ văn 11, tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Câu 132:

Từ “án thư” (in đậm, gạch chân) trong đoạn (1) có nghĩa là gì?

Xem đáp án

Câu 133:

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 134:

Hình ảnh “mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ” trong đoạn trích trên thể hiện điều gì?

Xem đáp án

Câu 135:

Các đại từ “hắn” và “mình” trong đoạn (5) chỉ nhân vật nào?

Xem đáp án

Đoạn văn 2

... Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc, hay là đói rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tý. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá.

Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy... Chao ôi là buồn!

....Hắn nôn nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.

(Chí Phèo – Nam Cao)

Câu 136:

Chủ đề của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 137:

Khi tỉnh dậy sau cơn say, Chí Phèo nghe thấy những âm thanh nào?

Xem đáp án

Câu 139:

Trong đoạn trích trên, Chí Phèo buồn vì điều gì?

Xem đáp án

Câu 140:

Đoạn trích thể hiện tài năng viết truyện ngắn của Nam Cao ở phương diện nổi bật nào?

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Đến thời điểm này, ngân sách dành cho phòng chống HIV đã được tăng lên một cách đáng kể, nhờ vào sự cam kết đóng góp tại từng quốc gia. Đồng thời vấn đề thành lập Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt rét cũng đã được thông qua. Đại đa số các nước đã xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS của mình. Ngày càng có nhiều công ty áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc. Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng đã luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS, hiện đang hoạt động tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các tổ chức khác để cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này.

Nhưng cũng chính trong lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng. HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn còn an toàn - đặc biệt là Đông  u và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương.

Chúng ta đã không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra cho năm nay theo Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta đã bị chậm trong việc giảm quy mô và tác động của dịch so với chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2005. Lẽ ra chúng ta phải giảm được 1/4 số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm; và lẽ ra chúng ta phải triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi. Với tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005.

Rõ ràng, chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết. Chúng ta không thể tuyên bố rằng những thách thức cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng hơn và cấp bách hơn. Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình.

(Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003, Cô-phi An-nan)

Câu 142:

Theo đoạn trích trên, trong những mục tiêu đã đề ra cho cuộc chiến chống AIDS, mục tiêu nào KHÔNG thực hiện được?

Xem đáp án

Câu 143:

Ý nào KHÔNG đúng với thông tin về HIV/AIDS mà tác giả nêu ra trong đoạn trích trên?

Xem đáp án

Câu 144:

Đối tượng hướng đến của Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12– 2003 của Cô-phi An-nan là:

Xem đáp án

Câu 145:

Thông qua đoạn trích trên, có thể nhận thấy hành động của chúng ta chiến đấu lại HIV đang ở mức độ nào?

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Có lẽ bạn đã từng nghe về những loại thức ăn khô thiếu hấp dẫn mà các nhà du hành vũ trụ ăn trong không gian như kem khô, súp đậu sấy khô dạng bột hay thức ăn dạng viên nén. Điều đó có nghĩa là nước bị loại bỏ khỏi những thức ăn đó. Nhưng bạn có biết rằng, trong thực đơn không gian của NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kì) có hơn 90 loại thức ăn và nước uống khác nhau?

Nhiều loại thức ăn bị loại bỏ nước để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, nên cần phải thêm nước vào trước khi ăn. Một số loại thức ăn khác giống như những đồ ăn sẵn mà chúng ta hay nhìn thấy trong siêu thị, được làm nóng bằng lò vi sóng. Trên thực tế, gần đây các đầu bếp đã cung cấp thêm những bữa ăn tuyệt vời cho phi hành đoàn trong không gian. Các phi hành gia được lựa chọn các loại thức ăn yêu thích của mình ở Trái Đất và ăn thử chúng trước đó.

Bên cạnh đó, vấn đề nước uống cũng có nhiều hạn chế. Mặc dù, trong mỗi chuyến bay ra ngoài

không gian, các phi hành gia mang theo rất nhiều nước nhưng đôi khi vẫn không đủ. Khi đó, họ phải sử dụng nước uống được tái chế từ nước thải của con người. Vâng, nước mà họ uống có thể là nước tiểu của một người nào đó từ vài ngày trước. Bạn sẽ không thể quá câu nệ khi bạn là một phi hành gia!

Câu 146:

Chủ đề chính của đoạn văn là gì?

Xem đáp án

Câu 147:

Câu nào dưới đây nói đúng nhất về thức ăn của phi hành gia trong không gian?

Xem đáp án

Câu 148:

Theo đoạn trích, tại sao phải loại bỏ nước khỏi thức ăn của các phi hành gia?

Xem đáp án

Câu 149:

Theo đoạn trích, trước khi bay vào vũ trụ, các phi hành gia sẽ lựa chọn thức ăn như thế nào?

Xem đáp án

Câu 150:

Nhận định nào dưới đây là đúng nhất về vấn đề nước uống của các phi hành gia?

Xem đáp án

4.6

145 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%