Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 26)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 5)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 3)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 92:
Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra)?
Câu 99:
Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 2 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sē
Câu 101:
Đặt một ống hút vào trong một cái cốc chứa nước ta được hình ảnh bên. Đó là kết quả của hiện tượng
Câu 118:
Hỗn hợp E gồm triglyceride X, palmitic acid và stearic acid. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 2,06 mol \[{O_2}\], thu được \[{H_2}O\]và 1,44 mol \[C{O_2}\]. Mặt khác, m gam E phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,05 mol KOH và 0,03 mol NaOH thu được a gam hỗn hợp muối của hai carboxylic acid. Giá trị của a bằng bao nhiêu?
Đáp án: …
Hỗn hợp E gồm triglyceride X, palmitic acid và stearic acid. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 2,06 mol \[{O_2}\], thu được \[{H_2}O\]và 1,44 mol \[C{O_2}\]. Mặt khác, m gam E phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,05 mol KOH và 0,03 mol NaOH thu được a gam hỗn hợp muối của hai carboxylic acid. Giá trị của a bằng bao nhiêu?
Đáp án: …
Câu 120:
Tại sao các cây cau, mía, tre,... có đường kính ngọn và gốc ít chệnh lệch so với các cây thân gỗ?
Đoạn văn 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
Hồi ấy, cha tôi 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá, xui rủi sao một hôm nọ bị máy chém cụt mất tay trái, nhà lại nghèo rớt mồng tơi, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy cô gái điên có chút nhan sắc thì động lòng, quyết định đem cô về nhà làm vợ cho cha tôi, đợi đến khi cô ta sinh cho nhà tôi “đứa nối dõi” thì sẽ đuổi đi [...]
Không ngờ, năm tôi lên 6 tuổi, mẹ tôi đột ngột trở về sau 5 năm lang thang. Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó áo quần rách bươm, tóc tai còn vương những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là ngủ đêm trong đống cỏ nào. Tôi quay đầu chạy một mạch. Tôi không thèm người mẹ điên này. Còn bà nội và cha tôi sau đó đã đưa mẹ về nhà.
Khi xưa, bà nội đuổi mẹ tôi đi, lương tâm bà vô cùng cắn rứt, bà ngày càng già yếu, trái tim bà cũng không còn sắt đá được nữa, nên bà đưa mẹ về. [...]
Tôi vào lớp Một, cha được một hộ nuôi cá ở làng bên mướn đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn làm ruộng dưới sự dạy dỗ của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không gây ra rắc rối nào lớn nữa. [...]
Một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp Ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội liền sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi, mẹ đã ngã ì oạch mấy lần nên toàn thân trông như con khỉ lấm bùn. Mẹ đứng ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng gọi tôi: “Thụ… ô…”. Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi thì như ngồi trên bàn chông, lòng oán hận mẹ khủng khiếp. Hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi mất thể diện, càng hận thằng Phạm Gia Hỷ cầm đầu chọc ghẹo.
Trong lúc nó đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp lấy cái hộp bút trước mặt, đập mạnh cho nó một phát, nhưng Phạm Gia Hỷ đã tránh được. Nó lao tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co quyết liệt. Tôi vốn nhỏ con, không phải là đối thủ của nó, bị nó đè xuống đất dễ dàng. Bỗng nhiên, tôi nghe một tiếng “vút” kéo dài từ ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp lao vào, tóm cổ Phạm Gia Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp.
Mẹ không biết rằng mình đã gây ra đại họa. Trước mặt tôi, mẹ tỏ vẻ lấy lòng. Tôi hiểu ra đây chính là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, nhưng tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì mẹ không đành lòng nhìn con trai của mẹ bị người ta bắt nạt. Tôi không kìm được nữa, kêu lên: “Mẹ!”. Và đó là tiếng gọi “Mẹ” đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. [...]
Mùa hè năm 2000, tôi thi đậu vào trung học với kết quả xuất sắc. Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn làm thuê với 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi do mẹ đảm đương, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa mẹ mang đi cho tôi. 20 km đường núi ngoằn ngoèo làm mẹ khổ sở ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. [...]
Một chủ nhật, mẹ lại đến. Không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: “Ngọt quá mẹ, ở đâu ra vậy?” Mẹ nói: “Tôi… tôi hái…”. Tôi không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: “Mẹ à, mẹ ngày càng tài giỏi!”. Mẹ cười hì hì. [...]
Trước khi mẹ về, tôi luôn miệng dặn dò mẹ phải đi đứng cẩn thận, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập cho kì thi cuối cùng của bậc phổ thông. Ngày hôm sau, khi tôi đang ở trên lớp, bà thím hấp tấp chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi, mẹ tôi có đến tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói mẹ đưa và về hôm qua rồi. Thím nói: “Không, mẹ mày đến giờ vẫn chưa về nhà!”
Tim tôi thót lên một cái, không phải mẹ đi lạc đường đấy chứ? Chặng đường này mẹ đã đi 3 năm rồi, có lẽ không thể lạc được. Thím hỏi: “Mẹ mày có nói gì không?”. Tôi bảo không, mẹ chỉ đem cho cháu chục quả đào dại. Thím đập hai tay: “Thôi chết rồi, hỏng thật rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!” [...]
Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã đông lại thành một đám màu đen nặng nề. Tôi đau đớn tới mức cảm thấy ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, kêu gào thảm thiết: “Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận khi đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ…! Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào…”. Tôi áp sát đầu vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc đến mức những hòn đá trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.
(Mẹ điên, Trang Hạ dịch)
Đoạn văn 2
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
Bản năng mạnh mẽ nhất của con người là học lấy những kĩ năng sống nhằm tự tồn tại. Vừa lọt lòng mẹ, chúng ta khóc oe oe đòi sữa, vì “con khóc mẹ mới cho bú”. Không có ai dạy cả, Rồi ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi… Rồi nhảy cú nhảy đầu tiên. Ngã cú ngã đầu tiên… Cha mẹ đứng quanh vỗ tay cổ vũ, khen ngợi. Nhưng chính chúng ta, dù bé nhỏ, mong manh như vậy, khi mới vài tháng tuổi đã tự mình làm nên những kì tích.
Hãy nhớ lại lúc bé thơ. Khi nào mẹ cho bạn cầm kéo cắt hình chiếc lá: đó là khi mẹ tin rằng bạn có thể cầm kéo mà không tự cắt vào tay mình. Ba mẹ không bế ẵm ta nữa, nếu ta đã biết đi, muốn tự đi một mình và quan trọng nhất là khiến ba mẹ tin rằng ta có thể tự đi một mình, biết vịn vào ghế, biết tự đứng dậy được khi vấp ngã. Có bao giờ bạn tự hỏi: tại sao cha mẹ có thể thả tay ra cho bạn đứng chựng khi bạn mới mười tháng tuổi, mà vẫn xúc cơm cho bạn khi đã mười tám tuổi. Nếu mẹ có thể xúc cơm cho bạn thì có gì lạ đâu nếu ba không yên tâm để bạn lái xe một mình…
Nếu chúng ta không chứng tỏ được rằng mình có thể tự làm, người khác sẽ tin rằng chúng ta không thể tự làm. Nếu bạn không tự làm được điều dễ dàng, cớ sao tôi phải tin rằng bạn có đủ trách nhiệm và nhận thức để làm điều khó hơn?
Trang Tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?
Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai… Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.
(Phạm Lữ Ân, “Hãy kiêu hãnh và tự do, như những chú gà rừng”,
Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2012, tr.174-175)
Câu 137:
Theo tác giả văn bản, chúng ta phải làm gì để người khác tin rằng chúng ta có thể làm được?
Đoạn văn 3
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
ĐÔI NÉT HÀ NỘI XƯA
[1] Mỗi ngôi làng trong phố được xây dựng dọc theo một con phố hay một đoạn phố và bao gồm các tài sản ở hai bên phố. Các làng này lại phụ thuộc vào một hay nhiều làng cùng làm một nghề thủ công. Mỗi đầu phố đều có cổng, các cổng này đóng vào ban đêm. Mỗi làng đều có bộ máy hành chính riêng, có trưởng phố, đền chùa cũng như một ngôi đình riêng. Đình là kiến trúc thuần chất nông thôn, nhưng đã được chuyển ra phố, là nơi thờ các tổ nghề hoặc thành hoàng làng gốc.
[2] Thợ thủ công và các thương nhân cùng làng quê gốc tập hợp thành các phường hội chuyên sản xuất hoặc bán một mặt hàng. Thợ kim hoàn xuất thân từ làng Châu Khê định cư tại phố Hàng Bạc ngày nay, thợ tiện gỗ ở làng Nhị Khê tập trung tại phố Tô Tịch... Tinh thần đoàn kết của người nông thôn được gìn giữ trong các “ngôi làng thành thị” này và họ vẫn luôn giữ mối liên hệ với làng quê gốc thông qua việc tuyển nhân công, cung ứng nguyên liệu, ghi tên vào gia phả của làng, mang tiền kiếm được về đầu tư lại ở làng, hàng năm tham gia vào các ngày hội làng…
[3] Dưới thời Lý - Trần, một ngôi chợ được hình thành ngay gần cửa phía đông thành. Phía trước mặt là đền Bạch Mã. Bên phải là sông Tô Lịch và cây cầu Đông bắc ngang nơi hiện nay là phố Hàng Đường. Ngay từ thế kỉ XI, bốn ngôi chợ lớn đã họp theo phiên ở các cửa ô kinh thành để cung cấp các loại sản phẩm cho triều đình. Các thương nhân đến từ các làng xung quanh Hà Nội. Chợ quan trọng nhất trong số bốn chợ này là chợ Cửa Đông (sau này là khu phố buôn bán) và những thương nhân của chợ này dần dần đều đến định cư ở đây.
[4] Trước đây bên cạnh hồ Hoàn Kiếm có một hồ nhỏ hơn gọi là hồ Thái Cực, thông nhau qua một con lạch đi qua quãng phố Cầu Gỗ ngày nay. Xuất xứ tên phố Cầu Gỗ chính từ chiếc cầu gỗ bắc qua lạch nước ấy. Chu vi hồ Thái Cực cũ nay thành: Cầu Gỗ, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Bè. Đất phố Đinh Liệt và Gia Ngư trước đây chính là lòng hồ Thái Cực. Khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội, hồ Thái Cực vẫn còn nhưng vào cuối thế kỉ XIX, hồ bị dân xung quanh lấp dần, khoảng năm 1920 thì hồ Thái Cực biến mất. Cái tên phố Gia Ngư bắt nguồn từ tên làng cá sống bằng nghề chài lưới bên hồ Thái Cực xưa.
(Theo Nguyễn Thành Phong, in trong Phố cổ Hà Nội – Kí họa và hồi ức,
Nhiều tác giả, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2015, tr. 21-23)
Câu 142:
Có câu văn nào trong văn bản bộc lộ trực tiếp cảm xúc của tác giả về Hà Nội xưa không? Vì sao?
Đoạn văn 4
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
“MÃ ĐỊNH DANH” HỘI NHẬP THẾ GIỚI
[1] Khi nói đến việc hình thành bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của văn hoá dân gian (VHDG). Trước hết, sự ra đời và định hình của VHDG gắn với những giai đoạn sớm nhất của lịch sử dân tộc. Văn hoá dân gian là “văn hoá gốc”, “văn hoá mẹ”, tức văn hoá khởi nguồn, sản sinh và nuôi dưỡng các hình thức phát triển cao sau này, như văn hóa chuyên nghiệp, bác học, cung đình. VHDG còn là văn hoá của quần chúng lao động, mang tính bản địa, tính nội sinh cao. Những thuộc tính này thể hiện trên nhiều bình diện như cách ứng xử của con người với môi trường tự nhiên theo hướng thích ứng và hòa hợp. Cách ứng xử này còn thấy ở ăn, mặc, ở, giải trí và quan hệ cộng đồng. Tất cả các nhân tố kể trên khiến cho văn hoá dân gian hàm chứa và thể hiện tính bản sắc cao của văn hoá dân tộc.
[2] Nhận định về VHDG, nhiều nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đây chính là “bộ gen của văn hoá dân tộc”, là “vườn ươm cho văn nghệ chuyên nghiệp, là sự giữ gìn cốt cách bền vững của dân tộc”. Do đó, việc sưu tầm và nghiên cứu VHDG chính là cách “biến di sản quá khứ thành tài sản hôm nay”. Văn hoá và văn hoá dân gian được phát huy đúng mức sẽ là “nguồn năng lượng nuôi dưỡng sức mạnh kinh tế và chính trị của mỗi quốc gia để vượt qua thử thách, khai thác thời cơ”.
[3] Vai trò của VHDG quan trọng như vậy song hiện việc bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc đang gặp nhiều khó khăn. Trước hết, do Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, mà mỗi dân tộc lại có nhiều ngành khác nhau dẫn tới phạm vi, đối tượng và vùng nghiên cứu cũng nhiều và rộng lớn. Từ đó công việc của các nhà nghiên cứu, sưu tầm phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Thách thức là vì di sản văn hoá phi vật thể đang biến đổi nhanh bởi sự ảnh hưởng của kinh tế thị trường, bởi tốc độ đô thị và toàn cầu hoá, trong khi lực lượng nghiên cứu, sưu tầm tâm huyết và am hiểu VHDG lại ngày càng ít đi.
[4] Chúng ta có những hoạt động gìn giữ và phát huy nhân lực cho bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Một trong những hoạt động đó là phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú và Nghệ nhân Nhân dân. Việc này là chính sách rất đúng, thực hiện tốt nhưng chưa đủ. Nghệ nhân là người nắm giữ di sản cực kì quan trọng. Song thời điểm hiện tại, chúng ta mới chú trọng tới việc tôn vinh mà chưa tìm hiểu được nhu cầu lớn nhất của họ là cần có được môi trường để thực hành, sáng tạo và truyền dạy. Thực tế, phần lớn các nghệ nhân đều cao tuổi và sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa. Do đó, bên cạnh việc tôn vinh, nâng đỡ về tinh thần thì sự quan tâm về vật chất giúp họ vơi bớt nỗi lo cuộc sống để tập trung sáng tạo và truyền dạy là vô cùng quan trọng. Một số tỉnh đã có đãi ngộ các nghệ nhân, tuy không nhiều nhưng cũng giúp họ có thêm thời gian, tâm huyết với học trò.
[5] Trong thời điểm hiện tại, cái lợi của toàn cầu hoá về văn hoá chính là sự đa nguyên về văn hoá, giúp các nền văn hoá có cơ hội đến với nhau để giao lưu, tiếp biến và thông qua đó tăng thêm nội lực, sức sáng tạo cho mình. Toàn cầu hoá cũng giúp cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - kĩ thuật phục vụ cho văn hoá và giúp hoạt động sáng tạo văn hoá trở nên chuyên nghiệp hơn. Việc hình thành nên các đội ngũ hoạt động chuyên nghiệp giúp cho hoạt động sáng tạo có hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, toàn cầu hoá về văn hoá cũng là thách thức bởi sức ép làm thế nào để hoà nhập mà vẫn giữ bản sắc riêng biệt của mỗi dân tộc.
[6] Chúng ta cần hiểu rằng văn hoá dân gian là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với sinh hoạt văn hoá cộng đồng của quần chúng lao động. Vì vậy, việc nhận thức, lí giải các hiện tượng VHDG phải gắn liền với môi trường sinh hoạt văn hoá, tức là các sinh hoạt văn hoá của cộng đồng. Các nhà nghiên cứu cần nhìn nhận VHDG trong môi trường bảo tồn động. Quy luật vận động của di sản văn hoá phi vật thể là tái sáng tạo trên cơ sở gốc. Thực tế không có di sản văn hoá phi vật thể nào còn nguyên gốc, mà luôn được bảo tồn trong sự sống động và trong một quá trình tái sáng tạo nhưng hồn cốt vẫn giữ được. Đó mới là di sản.
[7] Việt Nam có một nền văn hoá lâu đời và đậm đà bản sắc. Tuy nhiên, để “mã định danh” có sức sống và lan tỏa mạnh mẽ, để thế giới chỉ cần nhìn vào đó đã có thể khẳng định là Việt Nam thì cần phải tập trung quảng bá và định vị thương hiệu. Khi sức mạnh của “mã định danh” văn hoá Việt được lan tỏa, sẽ không còn chuyện âm nhạc, trang phục hay món ăn của nước này bị lẫn, bị “nhận vơ” thành của nước khác. Muốn như vậy, mỗi người dân, nhà nghiên cứu, cơ quan quản lí cần phải có cách nhìn nhận đúng về văn hoá, đặc biệt là VHDG, để có cách ứng xử phù hợp, góp phần khẳng định giá trị, nâng cao vị thế dân tộc.
(Theo Văn hoá dân gian - “Mã định danh” hội nhập thế giới,
TS. Trần Hữu Sơn - Báo Sài Gòn Giải Phóng, đăng ngày 24/1/2020, https://www.sggp.org.vn/)
Câu 146:
Theo đoạn [4], đâu là hoạt động CHƯA được thực hiện đầy đủ với nghệ nhân để bảo tồn văn hoá dân tộc?
Đoạn văn 5
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:
Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Thực tế đó trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc-Nam là sớm được sum họp trong một đại gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.
Đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời cũng phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc-“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”-Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền tham dự. Hội nghị nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Ngày 25-4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước Hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8% tổng số cử tri đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu.
Từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976, Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống nhất học kì đầu tiên tại Hà Nội.
Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam thống nhất, quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2-7-1976), quyết định Quốc huy mang dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn-Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Quốc hội bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 201-202)
77 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%