Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 24)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 5)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 3)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 16:
Diện tích phần hình phẳng gạch chéo trong hình vẽ bên được tính theo công thức nào dưới đây?
Câu 84:
Kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài (1973-1982) chủ yếu là do tác động của
Câu 86:
Phát minh khoa học nào sau đây có thể gây ra những lo ngại về mặt pháp lí và đạo lí con người?
Câu 104:
Cho phản ứng hạt nhân \(_{11}^{23}{\rm{Na}} + p \to _{10}^{20}{\rm{Ar}} + {\rm{X}}.\) X là hạt
Câu 119:
thực vật trên cạn, chất nào sau đây luôn được vận chuyển từ đất vào lông hút theo cơ chế thụ động?
Câu 127:
Một công trình nghiên cứu đã khảo sát sự biến động số lượng cá thể của hai quần thể thuộc hai loài động vật ăn cỏ (loài A và loài B) trong cùng một khu vực sinh sống từ năm 1992 đến năm 2020. Hình sau đây mô tả sự thay đổi số lượng cá thể của hai quần thể A, B trước và sau khi loài động vật săn mồi C xuất hiện trong môi trường sống của chúng. Biết rằng ngoài sự xuất hiện của loài C, điều kiện môi trường sống trong toàn bộ thời gian nghiên cứu không có biến động lớn.
Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Sự giảm kích thước quần thể A là do sự săn mồi của loài C cũng như sự gia tăng kích thước của quần thể B đã tiêu thụ một lượng lớn cỏ.
II. Sự biến động kích thước quần thể A và quần thể B cho thấy loài C chỉ ăn thịt loài A.
III. Có sự trùng lặp ổ sinh thái về dinh dưỡng giữa quần thể A và quần thể B.
IV. Trong 5 năm đầu khi có sự xuất hiện của loài C, sự săn mồi của loài C tập trung vào quần thể A, do đó làm giảm áp lực săn mồi lên quần thể B giúp tăng tỉ lệ sống sót của con non trong quần thể B.
Một công trình nghiên cứu đã khảo sát sự biến động số lượng cá thể của hai quần thể thuộc hai loài động vật ăn cỏ (loài A và loài B) trong cùng một khu vực sinh sống từ năm 1992 đến năm 2020. Hình sau đây mô tả sự thay đổi số lượng cá thể của hai quần thể A, B trước và sau khi loài động vật săn mồi C xuất hiện trong môi trường sống của chúng. Biết rằng ngoài sự xuất hiện của loài C, điều kiện môi trường sống trong toàn bộ thời gian nghiên cứu không có biến động lớn.
Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Sự giảm kích thước quần thể A là do sự săn mồi của loài C cũng như sự gia tăng kích thước của quần thể B đã tiêu thụ một lượng lớn cỏ.
II. Sự biến động kích thước quần thể A và quần thể B cho thấy loài C chỉ ăn thịt loài A.
III. Có sự trùng lặp ổ sinh thái về dinh dưỡng giữa quần thể A và quần thể B.
IV. Trong 5 năm đầu khi có sự xuất hiện của loài C, sự săn mồi của loài C tập trung vào quần thể A, do đó làm giảm áp lực săn mồi lên quần thể B giúp tăng tỉ lệ sống sót của con non trong quần thể B.
Đoạn văn 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
(1) Bây giờ siêu thị, các cửa hàng nhan nhản trên phố và cả trong những con ngõ chật chội nhưng chợ truyền thống vẫn tồn tại. Lí do là diện tích canh tác của các hộ dân ở miền Bắc rất nhỏ, có địa phương một gia đình chỉ một sào ruộng, vậy nên lượng rau, củ quả trồng ra không thể cung cấp cho các cửa hàng hay siêu thị nên chỉ còn cách mang ra chợ. Chăn nuôi cũng manh mún, nhà nuôi chục con gà cũng chỉ còn cách mang ra chợ.
(2) Ở nội thành, những người có thu nhập cao, ít thời gian rảnh rỗi thì thích vào siêu thị, cứ nhặt thứ cần rồi ra tính tiền. Ngược lại người thu nhập trung bình và thấp, đặc biệt là người nhập cư lao động chân tay lại chọn chợ truyền thống vì tiện, có thể phóng xe máy vào tận nơi, không phải gửi tốn thêm tiền, tốn thêm thời gian. Dù tính hội của chợ đã mất từ lâu nhưng tính tiện lợi và rẻ là nguyên nhân còn chợ truyền thống. Khi người ta phá bỏ chợ cửa Nam, Hàng Da hay chợ Ô Chợ Dừa để xây trung tâm thương mại và bên trong vẫn duy trì kiểu chợ truyền thống nhưng khách lưa thưa do sự bất tiện. Ngoài ra một số mặt hàng siêu thị không có và chỉ chợ truyền thống mới đáp ứng được, ví dụ như mua một vài bìa đậu phụ với 1000 đồng mắm tôm, 500 đồng hành lá, mớ tía tô, mớ cá đồng, nắm lá xông, đồ cúng lễ hay nhiều thứ lặt vặt khác.
(3) Ai cũng biết ngay trong chợ truyền thống lem nhem, thiếu thẩm mĩ, hàng lối xộc xệch, nguy cơ cháy cao rồi hàng giả hàng nhái chen vào, rau quả thực phẩm cũng không dám chắc có an toàn không. Bên cạnh đó những chợ họp trên một số tuyến phố, tự phát trong những con ngõ nhỏ đã gây ra ùn tắc giao thông làm Hà Nội nhem nhuốc. Chợ phản ánh sự phát triển kinh tế xã hội của một thành phố, một quốc gia đang ở mức nào. Chừng nào Hà Nội còn nhiều chợ truyền thống thì chừng đó kinh tế, xã hội vẫn còn ở mức thấp.
(Nguyễn Ngọc Tiến, Đi xuyên Hà Nội, NXB Trẻ, 2015, trang 283 - 284)
Câu 133:
Có thể đảo trật tự trình bày của đoạn văn thứ (1) và đoạn văn thứ (2) với nhau được không? Vì sao?
Đoạn văn 2
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được. Khoa học cận đại phân loại chặt chẽ, những người chỉ chuyên một học vấn phần nhiều khép kín trong phạm vi của mình, lấy cớ là chuyên môn, không muốn biết đến các học vấn liên quan. Điều này đối với việc phân công nghiên cứu có thể là cần thiết, nhưng đối với việc đào tạo chuyên sâu thì lại là một sự hi sinh. Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các quy luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau, động vào bất cứ chỗ nào đều tất liên quan đến cái khác, do đó, các loại học vấn nghiên cứu quy luật, tuy bề ngoài có phân biệt, mà trên thực tế thì không thể tách rời. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác. Ví như chính trị học thì phải liên quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lí học, cho đến ngoại giao, quân sự,… Nếu một người đối với các học vấn liên quan này mà không biết đến, chỉ có học một mình chính trị học thôi, thì càng tiến lên càng gặp khó khăn, giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát…
(Chu Quang Tiềm; dẫn theo sách Ngữ văn 9 tập hai, NXBGD, 2015, trang 5)
Đoạn văn 3
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
Khi nhìn từ không gian vũ trụ, đặc điểm nhận diện của Trái Đất là màu xanh của nước biển và màu trắng của những đám mây. Trái Đất được bao quanh bởi bầu khí quyển chứa 78% nitơ và 21% là oxy. Đây là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống. Nó cách Mặt Trời khoảng 149 triệu km, là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn thứ năm trong hệ Mặt Trời.
Hành tinh của chúng ta quay rất nhanh. Lõi sắt-niken ở tâm Trái Đất đã tạo ra một từ trường rộng lớn, cùng với bầu khí quyển, chúng loại bỏ gần hết những bức xạ độc hại từ Mặt Trời và các ngôi sao khác. Bầu khí quyển của Trái Đất cũng bảo vệ chúng ta khỏi những thiên thạch, hầu hết các thiên thạch đều bốc cháy trong bầu khí quyển trước khi đâm xuống mặt đất. Trái Đất có một vệ tinh tự nhiên duy nhất, đó là Mặt Trăng.
Mặt Trăng hình thành cách đây khoảng 4,55 tỉ năm. Có giả thuyết cho rằng Mặt Trăng đã từng là một phần của Trái Đất và được hình thành từ một mảnh vỡ ra do một vật thể khổng lồ va chạm với Trái Đất. Tuy Trái Đất và Mặt Trăng bằng tuổi nhau nhưng Trái Đất có khối lượng gấp khoảng 80 lần so với Mặt Trăng. Bởi khối lượng nhỏ hơn Trái Đất nên Mặt Trăng có lực hấp dẫn yếu hơn nhiều so với Trái Đất. Do đó, khi ở trên Mặt Trăng, trọng lượng của bạn sẽ chỉ bằng khoảng một phần sáu trọng lượng khi trên Trái Đất. Đây là lí do tại sao khi ở trên Mặt Trăng, các phi hành gia có thể nhảy vọt và bay rất cao trong không trung.
(Sưu tầm)
Câu 142:
Theo đoạn trích, vì sao khi ở trên Mặt Trăng, các phi hành gia có thể nhảy vọt trong không trung?
Đoạn văn 4
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Đoạn văn 5
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:
Từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở xã Vinh Quang (Chiêm Hoá-Tuyên Quang).
Đại hội thông qua hai bản báo cáo quan trọng:
Báo cáo chính trị, do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày, đã tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh oanh liệt kể từ ngày ra đời, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam, do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất hoàn toàn cho dân tộc, xoá bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện “người cày có ruộng”, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác-Lênin riêng, có cương lĩnh phù hợp với đặc điểm phát triển của từng dân tộc.
Ở Việt Nam, Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam, tiếp tục đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Đại hội Đảng thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới quyết định xuất bản báo Nhân dân-cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 140).
59 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%