Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 28)

  • 16359 lượt thi

  • 53 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Cho ngũ giác ABCDE. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DE. Gọi I, J lần lượt là trung điểm MP, NQ. Chứng minh IJ // AE và \(IJ = \frac{1}{4}AE\).

Xem đáp án
Cho ngũ giác ABCDE. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm các cạnh AB (ảnh 1)

Ta có:

Cho ngũ giác ABCDE. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm các cạnh AB (ảnh 2)

Hay \(\overrightarrow {{\rm{IJ}}} = \frac{1}{4}\overrightarrow {A{\rm{E}}} \)

Suy ra IJ // AE và IJ = \(\frac{1}{4}\)AE                  

Vậy IJ // AE và IJ = \(\frac{1}{4}\)AE.


Câu 2:

Cho \(P = \left( {\frac{{2{\rm{x}} + 1}}{{x\sqrt x - 1}} - \frac{{\sqrt x }}{{x + \sqrt x + 1}}} \right)\left( {\frac{{1 + \sqrt {{x^3}} }}{{1 + \sqrt x }} - \sqrt x } \right)\)

a) Rút gọn biểu thức P.

b) Tìm x để P = 3.

Xem đáp án

a) Điều kiện xác định \[x \ge 0,x \ne 1\]

Ta có :

\(P = \left( {\frac{{2{\rm{x}} + 1}}{{x\sqrt x - 1}} - \frac{{\sqrt x }}{{x + \sqrt x + 1}}} \right)\left( {\frac{{1 + \sqrt {{x^3}} }}{{1 + \sqrt x }} - \sqrt x } \right)\)

Cho P = ((2x + 1) / (x căn bậc hai x - 1) - căn bậc hai x / (x + x căn bạc hai x + 1) (ảnh 1)

Vậy với \[x \ge 0,x \ne 1\] thì \(P = \sqrt x - 1\).

b) Với \[x \ge 0,x \ne 1\] để P = 3 thì \(\sqrt x - 1 = 3\)

\( \Leftrightarrow \sqrt x = 4 \Leftrightarrow x = 16\) (thỏa mãn)

Vậy x = 16 thì P = 3.


Câu 4:

Cho tam giác ABC vuông tại đỉnh A, đường cao AH, từ H kẻ HM vuông góc AC và trên HM lấy điểm E sao cho MH = EM. Kẻ HN vuông góc AB và trên HN lấy điểm D sao cho NH = DN.

a) Chứng minh D, A, E thẳng hàng.

b) Chứng minh MN song song DE.

c) Chứng minh BD song song CE.

d) Chứng minh AD = AE = AH, suy ra tam giác DHE vuông.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại đỉnh A, đường cao AH, từ H kẻ HM vuông góc (ảnh 1)

a) Xét tam giác AHE có AM vừa là đường cao vừa là trung tuyến

Do đó tam giác AHE cân tại A

Suy ra AH = AE, AH là tia phân giác của \(\widehat {HA{\rm{E}}}\)

Suy ra \(\widehat {HAM} = \widehat {MAE} = \frac{1}{2}\widehat {HA{\rm{E}}}\)

Xét tam giác AHD có AN vừa là đường cao vừa là trung tuyến

Do đó tam giác AHD cân tại A

Suy ra AH = AD, AN là tia phân giác của \(\widehat {HA{\rm{D}}}\)

Suy ra \(\widehat {HAN} = \widehat {NAD} = \frac{1}{2}\widehat {HAD}\)

Ta có:

\(\widehat {DA{\rm{E}}} = \widehat {DAN} + \widehat {NAH} + \widehat {HAM} + \widehat {MA{\rm{E}}} = 2\widehat {NAH} + 2\widehat {HAM} = 2\widehat {BAC} = 2.90^\circ = 180^\circ \)

Suy ra D, A, E thẳng hàng

b) Xét tam giác EDH có M là trung điểm của EH, N là trung điểm của DH

Suy ra MN là đường trung bình

Do đó MN // DE

c) Xét AHB và ADB có

AB là cạnh chung

\(\widehat {HAB} = \widehat {BAD}\)(chứng minh câu a)

AH = AD (chứng minh câu a)

Do đó AHB = ADB (c.g.c)

Suy ra \(\widehat {AHB} = \widehat {ADB}\) (hai góc tương ứng)

\(\widehat {AHB} = 90^\circ \) nên \(\widehat {ADB} = 90^\circ \)

Hay AD BD                                   (1)

Xét AHC và AEC có

AC là cạnh chung

\(\widehat {HAC} = \widehat {EAC}\)(chứng minh câu a)

AH = AE (chứng minh câu a)

Do đó AHC = AEC (c.g.c)

Suy ra \(\widehat {AHC} = \widehat {AEC}\) (hai góc tương ứng)

\(\widehat {AHC} = 90^\circ \) nên \(\widehat {AEC} = 90^\circ \)

Hay AE EC                                    (2)

Từ (1) và (2) suy ra EC // BD

d) Ta có AD = AH, AE = AH (chứng minh câu a)

Suy ra AD = AE = AH

Xét tứ giác AMHN có

\(\widehat {ANH} = \widehat {AMH} = \widehat {MAN} = 90^\circ \)

Suy ra AMHN là hình chữ nhật

Do đó \(\widehat {MHN} = 90^\circ \)

Hay tam giác DEH vuông tại H

Vậy AD = AE = AH và DHE vuông tại H.


Câu 5:

Hai tam giác vuông ABC (vuông tại đỉnh A) và A’B’C’ (vuông tại đỉnh A’) có tương ứng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề với cạnh ấy bằng nhau: AB = A’B’, \(\widehat B = \widehat {B'}\) (Hình 4.46). Dựa vào trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc của hai tam giác, hãy giải thích vì sao hai tam giác vuông ABC và A’B’C’ bằng nhau.

Hai tam giác vuông ABC (vuông tại đỉnh A) và A’B’C’ (vuông tại đỉnh A’)  (ảnh 1)

Xem đáp án
Hai tam giác vuông ABC (vuông tại đỉnh A) và A’B’C’ (vuông tại đỉnh A’)  (ảnh 2)

Tam giác ABC vuông tại A (theo giả thiết) nên \(\widehat {\rm{A}} = 90^\circ \)

Tam giác A'B'C' vuông tại A' (theo giả thiết) nên \(\widehat {{\rm{A'}}} = 90^\circ \)

Do đó \(\widehat {\rm{A}} = \widehat {{\rm{A'}}} = 90^\circ \)

Xét tam giác ABC và tam giác A'B'C' có:

\(\widehat {\rm{A}} = \widehat {{\rm{A'}}}\) (chứng minh trên);

AB = A'B' (theo giả thiết);

\(\widehat B = \widehat {B'}\) (theo giả thiết).

Vậy DABC = DA’B’C’ (g.c.g). 


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận