Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 21)

  • 16337 lượt thi

  • 60 câu hỏi

  • 90 phút

Câu 1:

Tìm ƯCLN của:

a) 10; 20 và 70;

b) 25; 55 và 75;

c) 80 và 144;

d) 63 và 2970.

Xem đáp án

Lời giải

a) Ta có: 10 = 2. 5; 20 = 22. 5; 70 = 2. 5. 7.

Suy ra ƯCLN(10, 20, 70) = 2. 5 = 10.

b) Ta có: 25 = 52; 55 = 5. 11; 75 = 52. 3.

Suy ra ƯCLN(25, 55, 75) = 5.

c) Ta có: 80 = 24. 5; 144 = 24. 32.

Suy ra ƯCLN(80, 144) = 24 = 16.

d) Ta có: 63 = 32. 7; 2970 = 2. 33. 5. 11.

Suy ra ƯCLN(63, 2970) = 32 = 9.


Câu 2:

Tìm ƯCLN và tập hợp ước chung của các số sau:

a) 10; 20; 70;

b) 5661; 5291; 4292.

Xem đáp án

Lời giải

a)

a) Ta có: 10 = 2. 5; 20 = 22. 5; 70 = 2. 5. 7.

Vậy ƯC(10, 20, 70) = {1; 2; 5; 10}

Suy ra ƯCLN(10, 20, 70) = 10.

b) Ta có: 5661 = 32. 17. 37;

5291 = 11. 13. 37;

4292 = 22. 29. 37.

Vậy ƯC(5661, 5291, 4292) = {1; 37}.

Suy ra ƯCLN(5661, 5291, 4292) = {37}.


Câu 3:

Tìm điều kiện của a và b để M xác định và rút gọn M:

\(M = \frac{{2a + 2a\sqrt 2 - 2\sqrt {3ab} + 2\sqrt {3ab} - 3b - 2a\sqrt 2 }}{{a\sqrt 2 + \sqrt {3ab} }}\).

Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: A

ĐKXĐ: a, b ≥ 0 và a ≠ 0 \( \Leftrightarrow \) a > 0 và b ≥ 0

\(M = \frac{{2a + 2a\sqrt 2 - 2\sqrt {3ab} + 2\sqrt {3ab} - 3b - 2a\sqrt 2 }}{{a\sqrt 2 + \sqrt {3ab} }}\)

\( = \frac{{2a - 3b}}{{a\sqrt 2 + \sqrt {3ab} }} = \frac{{\left( {\sqrt {2a} + \sqrt {3b} } \right)\left( {\sqrt {2a} - \sqrt {3b} } \right)}}{{\sqrt {a\left( {\sqrt {2a} + \sqrt {3b} } \right)} }}\)

\( = \frac{{\sqrt {2a} - \sqrt {3b} }}{{\sqrt a }}\).


Câu 4:

Tìm điều kiện để a, b để A = [a; a + 1] giao B = [b – 1; b + 2] khác rỗng.

Xem đáp án

Lời giải

Để A ∩ B = Ø \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}a + 1 < b - 1\\b + 2 < a\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}a - b < - 2\\a - b > 2\end{array} \right.\).

Suy ra A ∩ B ≠ Ø khi và chỉ khi xảy ra đồng thời a – b ≥ −2 và a – b ≤  2.

Do đó −2 ≤ a – b ≤ 2.

Vậy đê A giao B khác rỗng thì −2 ≤ a – b ≤ 2.


Câu 5:

Giá trị của m để đồ thị hàm số y = (m – 1)x + m cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 2 là

Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm của tung độ bằng 2 nên đồ thị của hàm số đi qua điểm A(0; 2) nên ta có:

2 = (m – 1). 0 + m m = 2.

Vậy với m = 2 thì đồ thị của hàm số cắt trục tung tại điểm của tung độ bằng 2.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận