Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
31465 lượt thi 63 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Chứng minh hằng đẳng thức:
(a + b + c)3 = a3 + b3 + c3 + 3(a + b)(b + c)(c + a).
Chứng minh: a3 + b3 + c3 = 3abc biết a + b + c = 0.
Câu 2:
Cho hàm số y = f(x). Hàm số y = f '(x) có đồ thị hàm số như hình bên. Hỏi hàm số y = f(2 – x) đồng biến trên khoảng:
A. (1; 3);
B. x > 3;
C. x < −2;
D. Đáp án khác.
Câu 3:
Một nhóm gồm 10 học sinh trong đó có An và Bình, đứng ngẫu nhiên thành một hàng. Xác suất để An và Bình đứng cạnh nhau là:
A. \(\frac{2}{5}\);
B. \(\frac{1}{{10}}\);
C. \(\frac{1}{5}\);
D. \(\frac{1}{4}\).
Câu 4:
Một nhóm 10 học sinh gồm 5 học sinh nam trong đó có An và 5 học sinh nữ trong đó có Bình được xếp ngồi vào 10 cái ghế trên một hàng ngang. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp nam và nữ ngồi xen kẽ, đồng thời An không ngồi cạnh Bình?
A. 16.(4!)2;
B. 16.8!;
C. 32.(4!)2;
D. 32.8!.
Câu 5:
Cho đường tròn (O; 4 cm), đường kính AB. Lấy điểm H thuộc đoạn AO sao cho OH = 1 cm. Kẻ dây cung DC vuông góc với AB tại H.
a) Chứng minh ∆ABC vuông và tính độ dài AC.
b) Tiếp tuyến tại A của (O) cắt BC tại E. Chứng minh ∆CBD cân và \(\frac{{EC}}{{DH}} = \frac{{EA}}{{DB}}\).
c) Gọi I là trung điểm của EA; đoạn IB cắt (O) tại Q. Chứng minh CI là tiếp tuyến của (O) cà từ đó suy ra \(\widehat {ICQ} = \widehat {CBI}\).
d) Tiếp tuyến tại B của (O) cắt IC tại F. Chứng minh ba đường thẳng IB, HC, AF đồng quy.
Câu 6:
Hai bạn An và Khang đi mua 18 gói bánh và 12 gói kẹo để đến lớp ăn liên hoan. An đưa cho cô bán hàng 4 tờ 50 000 đồng và đc trả lại 72 000 đồng. Khang nói "cô tính sai rồi". Em hãy cho biết Khang nói đúng hay sai? Giải thích tại sao?
Câu 7:
Số nghiệm của phương trình 2tanx – 2cotx – 3 = 0 trong khoảng \(\left( { - \frac{\pi }{2};\pi } \right)\) là:
A. 2;
B. 1;
C. 4;
D. 3.
Câu 8:
Cho tam giác ABC có \(\widehat A = 120^\circ \), AB = 3 cm, AC = 6 cm. Tính độ dài đường phân giác AD.
Câu 9:
Vào buổi sáng một cửa hàng bán bánh với giá 50 000 đồng/cái. Buổi chiều, chủ cửa hàng quyết định giảm giá 20% so với buổi sáng nhờ đó số lượng bánh bán ra buổi chiều tăng 50% so với buổi sáng và tổng số tiền thu được cả ngày là 13 200 000 đồng. Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu cái bánh?
Câu 10:
Cho đường tròn (O; R) có đường kính AB và điểm M thuộc đường tròn sao cho MA < MB (M khác A,B). Trên tia đối của tia MA lấy điểm N sao cho MN = MA. NB cắt (O) tại C, AC cắt BM tại E. Chứng minh: EM.EB = EC.EN.
Câu 11:
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho ba điểm A(0; 3), B(2; −1), C(−1; 5) phép vị tự tâm A tỉ số k biến B thành C khi đó giá trị k bằng bao nhiêu?
Câu 12:
Cho tam giác nhọn ABC có đường cao AH. Từ H kẻ HE vuông góc với AB và kẻ HF vuông góc với AC.
a) CM: AE.AB = AF.AC;
b) Cho biết AB = 4 cm, AH = 3 cm. Tính AE và BE;
c) Cho biết \[\widehat {HAC} = 30^\circ \]. Tính FC.
Câu 13:
Cho hình lăng trụ đều ABC.A’B’C’ có cạnh đáy bằng a, A’C hợp với mặt đáy một góc 60o. Tính thể tích của khối lăng trụ ABC.A’B’C’.
A. \(\frac{{3{a^3}}}{4}\);
B. \(\frac{{{a^2}}}{4}\);
C. \(\frac{{2{a^3}}}{3}\);
D. \(\frac{{3{a^3}}}{8}\)
Câu 14:
Cho nửa đường tròn tâm O có đường kính AB. Vẽ các tiếp tuyến Ax, By (Ax, By và nửa đường tròn thuộc cùng một mặt phẳng bờ AB). Gọi M là một điểm bất kì thuộc nửa đường tròn. Tiếp tuyến tại M cắt Ax, By theo thứ tự ở C và D. Chứng minh rằng đường tròn có đường kính CD tiếp xúc với AB.
Câu 15:
Cho \(\Delta ABC\) đều cạnh A và G là trọng tâm. Gọi I là trung điểm của AG. Tính độ dài các vecto \(\overrightarrow {AB} ,\,\,\overrightarrow {AG} ,\,\,\overrightarrow {BI} \).
Câu 16:
Cho tam giác ABC có \(\widehat B = 120^\circ \), BC = 12 cm, AB = 6 cm. Đường phân giác của góc B cắt cạnh AC tại D. Gọi M là trung điểm của BC.
Chứng minh AM ⊥ BD.
Câu 17:
Cho đường tròn (O; 4 cm), đường kính AB. Lấy điểm H thuộc đoạn OA sao cho OH = 1 cm. Kẻ dây cung CD vuông góc với AB tại H.
a) Chứng minh: \(\Delta ABC\) vuông và tính độ dài AC.
b) Tiếp tuyến tại A của (O) cắt BC tại E. Chứng minh \(\Delta BCD\) cân và \(\frac{{EC}}{{DH}} = \frac{{EA}}{{DB}}\).
Câu 18:
Cho đường tròn (O) bán kính OA = 4 cm. Dây BC vuông góc với OA tại trung điểm của OA. Tính độ dài BC.
Câu 19:
Cho đường tròn tâm O đường kính AB = 2R. Gọi C là trung điểm của OA, qua C kẻ đường thẳng vuông góc với OA cắt đường tròn (O) tại hai điểm phân biệt M và N. Trên cung nhỏ BM lấy điểm K (K khác B và M). Gọi H là giao điểm của AK và MN.
a) Chứng minh tứ giác BCHK nội tiếp đường tròn.
b) Chứng minh AK.AH = R2.
Câu 20:
Cho tam giác ABC, chứng minh:
\(sin\widehat A + \sin \widehat B + \sin \widehat C = 4.\cos \frac{{\widehat A}}{2}.\cos \frac{{\widehat B}}{2}.\cos \frac{{\widehat C}}{2}\).
Câu 21:
Giải phương trình: sinx + cosx = 1.
Câu 22:
Nếu \(\sin x + \cos x = \frac{1}{2}\) thì sinx, cosx bằng?
Câu 23:
Giải phương trình \(\tan x = - \sqrt 3 \).
Câu 24:
Phương trình \(\tan x = \sqrt 3 \) có bao nhiêu nghiệm thuộc khoảng
(−2017π; 2017π)?
A. 4033;
B. 2017;
C. 4034;
D. 4035.
Câu 25:
Cho A = 75 + 1205 + 2008 + x, (x ∈ ℕ). Tìm điều kiện của x để \(A\,\, \vdots \,\,5\).
Câu 26:
Viết tập hợp A là các số \(x\,\, \vdots \,\,5\), thỏa mãn 124 < x < 145 bằng cách liệt kê các phần tử.
Câu 27:
A. [1; 2];
B. [0; 2];
C. [1; 3];
D. [2; 3].
Câu 28:
A. \(\left[ { - \frac{3}{4};\frac{{61}}{4}} \right]\);
B. \(\left[ {\frac{{11}}{4};\frac{{61}}{4}} \right]\);
C. \(\left[ { - \frac{{11}}{4};\frac{{61}}{4}} \right]\);
D. \(\left[ {\frac{3}{4};\frac{{61}}{4}} \right]\).
Câu 29:
Từ một điểm M ở ngoài đường tròn tâm O vẽ hai tiếp tuyến MA, MB với đường tròn (A, B là hai tiếp điểm). Trên đoạn thẳng AB lấy điểm H (H khác A, B). Qua H kẻ đường thẳng vuông góc với OH cắt đường thẳng MA ở E, cắt đường thẳng MB ở F.
a) Chứng minh tứ giác có bốn đỉnh O, H, A, E là tứ giác nội tiếp.
b) Chứng minh tam giác OEF cân.
c) Kẻ OI vuông góc AB ( I thuộc AB). Chứng minh OI.OF = OB.OH
Câu 30:
Câu 31:
Cho hàm số: \(y = \frac{m}{3}{x^3} - (m - 1){x^2} + 3(m - 2)x + 1\)để hàm số đạt cực đại x1, x2 thỏa mãn x1 + 2x2 = 1 thì giá trị của m bằng?
Câu 32:
Cho phương trình: x2 – 2x + m = 0.
a) Tìm m để phương trình có nghiệm.
b) Chứng minh rằng với mọi m phương trình không thể có hai nghiệm cùng là số âm.
Câu 33:
Cho phương trình x2 – (m + 2)x – 8 = 0 (m là tham số)
a) Giải phương trình khi m = 0.
b) Tính giá trị của m để phương trình luôn có hai nghiệm x1; x2 thỏa mãn
x1(1 – x2) + x2(1 – x1) = 8.
Câu 34:
Giải các phương trình sau:
a) x2 – 5 = 0;
b) \({x^2} - 2\sqrt {11} x + 11 = 0\).
Câu 35:
Giải phương trình:
a) x2 – 11x + 30 = 0.
b) x2 – 10x + 21 = 0.
Câu 36:
Cho tam giác ABC có trọng tâm G và tâm đường tròn ngoại tiếp O thỏa mãn \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = \overrightarrow 0 \). Hỏi trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai? Vì sao?
1) \[\overrightarrow {OG} = \vec 0\].
2) Tam giác ABC là tam giác vuông cân.
3) Tam giác ABC là tam giác đều.
4) Tam giác ABC là tam giác cân.
Câu 37:
Cho hình vẽ biết xx’ // yy’ và \(\widehat {xAB} = 70^\circ \). Tính số đô góc \(\widehat {yBz'}\) và \(\widehat {ABy}\).
Câu 38:
Xác định hàm số y = ax + b biết rằng đồ thị của nó đi qua hai điểmA(−1; −3) và B(0; 2).
Câu 39:
1) Xác định hàm số y = ax + b, biết rằng đồ thị hàm số đi qua hai điểm
A(2; −4) và B(−1; 5).
2) Trên hệ trục tọa độ Oxy, vẽ đồ thị hàm số y = −2x + 1.
Câu 40:
Tính diệm tích của tam giác GHK biết diện tích của một ô vuông nhỏ là 10 cm2.
Câu 41:
Cho hình vẽ:
a) Giải thích tại sao xx’ // yy’.
b) Tính số đo \(\widehat {MNB}\).
Câu 42:
Tìm x, biết:
a) x2 + 4 = 4x;
Câu 43:
Xét dấu của các tam thức bậc hai sau:
a) x2 + 8x + 16;
b) −2x2 + 7x – 3.
Câu 44:
Rút gọn biểu thức:
S = cos(90° − x).sin(180° − x) – sin(90° − x).cos(180° − x).
Câu 45:
Cho tỉ lệ thức \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\). Với abcd ≠ 0 chứng minh:
a) \(\frac{{a + c}}{c} = \frac{{b + d}}{d}\).
b) \(\frac{{a + c}}{{b + d}} = \frac{{a - c}}{{b - d}}\).
Câu 46:
Cho 6 điểm A, B, C, D, E, F. Tổng \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CD} + \overrightarrow {EF} \) bằng:
A. \(\overrightarrow {AF} + \overrightarrow {CE} + \overrightarrow {DB} \);
B. \(\overrightarrow {AE} + \overrightarrow {CB} + \overrightarrow {DF} \);
C. \(\overrightarrow {AD} + \overrightarrow {CF} + \overrightarrow {EB} \);
D. \(\overrightarrow {AE} + \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {DF} \).
Câu 47:
Cho hình thang ABCD (AB // CD) có BC = 15 cm. Điểm E thuộc cạnh AD sao cho \(\frac{{AE}}{{AD}} = \frac{1}{3}\). Qua E kẻ đường thẳng song song với CD cắt BC tại F. Tính độ dài BF.
A. 10 cm;
B. 5 cm;
C. 11 cm;
D. 7 cm.
Câu 48:
Cho hình bình hành ABCD có tâm O. Tìm vecto từ 5 điểm A, B, C, D bằng \(\overrightarrow {AB} ;\,\,\overrightarrow {OB} \).
A. \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {AC} ,\overrightarrow {OB} = \overrightarrow {AO} \);
B. \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {OC} ;\overrightarrow {OB} = \overrightarrow {DO} \);
C. \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {DC} ;\overrightarrow {OB} = \overrightarrow {AO} \);
D. \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {DC} ;\overrightarrow {OB} = \overrightarrow {DO} \).
Câu 49:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành ABCD. Gọi M là trung điểm của SB, G là trọng tâm tam giác SAD. Tìm giao tuyến mp(SGM) với mp(ABCD). Tìm giao điểm I của GM và mp(ABCD).
Câu 50:
Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là tứ giác có các cạnh đối diện không song song. Lấy điểm M thuộc miền trong tam giác SCD. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (ABM) và (SCD).
Câu 51:
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH (H ∈ BC). Biết độ dài đoạn BC = 10 cm và \(\sin \widehat {ABC} = \frac{4}{5}\). Tính độ dài các đoạn AC và BH.
Câu 52:
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Biết BC = 10 cm và \(\sin \widehat {ACB} = \frac{3}{5}\). Tính độ dài các đoạn AB, AC và AH.
Câu 53:
Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 3 cm, BC = 5 cm. Độ dài cạnh AC là:
A. 3 cm;
B. 4 cm;
C. 5 cm;
D. 6 cm.
Câu 54:
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của H trên AB, AC.
a) Tứ giác ADHE là hình gì? Vì sao?
b) Chứng minh: AB2 = AH.BC.
Câu 55:
Cho phương trình: x2 – 2(m + 1)x + 4m = 0 (1) (m là tham số)
a) Giải phương trình (1) với m = 2.
b) Chứng tỏ phương trình (1) luôn có nghiệm x1; x2 mọi m.
c) Tìm giá trị của m để phương trình (1) có 2 nghiệm x1, x2 thỏa mãn:
x1(1 + x2) + x2(1 + x1) = 7.
Câu 56:
Có bao nhiêu số có 3 chữ số chia hết cho 9 được lập từ các chữ số 1, 3, 5, và 7 biết rằng mỗi chữ số được phép lặp lại?
Câu 57:
Cho 5 số 5; 2; 7; 3; 9. Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số và chia hết cho 9 được lập từ các số trên mà các chữ số không lặp lại.
A. 6;
B. 4;
C. 5;
D. 2.
Câu 58:
Lan lấy một số chia cho 9 dư 5. Hỏi Lan lấy số đó chia 3 dư mấy?
Câu 59:
Cho biểu thức \(A = 1:\left( {\frac{{x + 2\sqrt x - 2}}{{x\sqrt x + 1}} - \frac{{\sqrt x - 1}}{{x - \sqrt x + 1}} + \frac{1}{{\sqrt x + 1}}} \right)\).
a) Rút gọn A.
b) Tính giá trị của A nếu \(x = 7 - 4\sqrt 3 \).
Câu 60:
Tìm tính chất tam giác ABC biết rằng: \(BC = 2AC.\cos \widehat C\).
Câu 61:
A. \(\left( { - \infty ; - 5} \right) \cup \left[ {3; + \infty } \right)\);
B. \(\left( {5; + \infty } \right)\);
C. \(\left[ {3; + \infty } \right)\);
D. \(\left( { - \infty ; - 5} \right)\).
Câu 62:
Ước của 240 là:
A. 18;
B. 16;
C. 20;
D. 22.
6293 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com