Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 57)

  • 16354 lượt thi

  • 69 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 1:

Có bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số và chia hết cho ít nhất một trong ba số 3, 4, 5.

Xem đáp án

Gọi A1 là tập các số có 4 chữ số chia hết cho 3

A2 là tập các số có 4 chữ số chia hết cho 4

A3 là tập các số có 4 chữ số chia hết cho 5

Theo nguyên lý bao hàm loại trừ:

\[|{A_1} \cup {A_2} \cup {A_3}| = |{A_1}| + |{A_2}| + |{A_3}| - |{A_1} \cap {A_2}| - |{A_2} \cap {A_3}| - |{A_1} \cap {A_3}| + |{A_1} \cap {A_2} \cap {A_3}|\]

= 3000 + 2250 + 1800 − 750 − 450 − 600 + 150

= 5400 (số).


Câu 3:

Lớp 12B có ba tổ tham gia trồng cây, tổ 1 có 7 bạn mỗi bạn trồng được 12 cây. Tổ 2 có 8 người trồng được 90 cây, tổ 3 có 10 người trồng được 76 cây. Hỏi trung bình mỗi người trồng được bao nhiêu cây?

Xem đáp án

Tổng ba tổ có tất cả số người là:

7 + 8 + 10 = 25 (người)

Tổ 1 trồng được số cây là:

12 × 7 = 84 (cây)

Tổng số cây 3 tổ trồng được là:

84 + 90 + 76 = 250 (cây)

Trung bình mỗi người trồng được số cây là:

250 : 25 = 10 (cây)

Đáp số: 10 cây.


Câu 4:

Một thư viện trường học cho học sinh mượn 65 quyển sách gồm hai loại: sách giáo khoa và sách đọc thêm. Số sách giáo khoa nhiều hơn sách đọc thêm là 17 quyển. Hỏi thư viện đã cho học sinh mượn mỗi loại bao nhiêu quyển sách?

Xem đáp án

Số sách đọc thêm thư viện cho mượn là:

(65 − 17) : 2 = 24 (quyển)

Số sách giáo khoa thư viện cho mượn là:

65 − 24 = 41(quyển)

        Đáp số: 24 quyển sách đọc thêm, 41 quyển sách giáo khoa.


Câu 5:

Nếu trong một tháng nào đó mà có 3 ngày thứ bảy đều là các ngày chẵn thì ngày 25 của tháng đó sẽ là ngày thứ mấy?

Xem đáp án

Trong một tháng nào đó có ba ngày thứ bảy là ngày chẵn thì chắc chắn còn có hai ngày thứ Bảy là ngày lẻ. Năm ngày thứ Bảy đó sắp xếp như sau:

Nếu trong một tháng nào đó mà có 3 ngày thứ bảy đều là các ngày chẵn thì ngày 25 của tháng  (ảnh 1)

Số ngày nhiều nhất trong một tháng là 31 ngày. Tháng này có 4 tuần và 3 ngày. Nếu thứ bảy đầu tiên là ngày mùng 4 thì tháng đó sẽ có số ngày là:

4 + 7 × 4 = 32 (ngày)

 Vì 1 tháng nhiều nhất có 31 ngày nên 32 ngày là trái với lịch thông thường. 

 Vì vậy thứ bảy đầu tiên (1) phải là ngày mùng 2, thứ 7 thứ tư (4) sẽ là ngày:

2 + 7 × 3 = 23 

 Vậy ngày 25 của tháng đó là ngày thứ hai. 

Cách 2.

Lập bảng theo tuần lễ:

Nếu trong một tháng nào đó mà có 3 ngày thứ bảy đều là các ngày chẵn thì ngày 25 của tháng  (ảnh 2)

Trong 3 cột đầu tiên chỉ có cột 2 thích hợp với đầu bài toán. Cột này có 5 ngày thứ bảy. Vì ngày 23 là thứ bảy, nên ngày 25 là thứ hai.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận