Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 40)

  • 15224 lượt thi

  • 45 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 1:

Cho 2 hàm số bậc nhất: y = mx + 3 và y = (2m + 1)x 5. Tìm giá trị m để đồ thị của hai hàm số đã cho là:

a) hai đường thẳng song song.

b) hai đường thẳng cắt nhau.

Xem đáp án

Lời giải

Điều kiện để hai hàm số là hàm số bậc nhất: m ≠ 0, \(m \ne \frac{{ - 1}}{2}\).

a) Hai đường thẳng đã cho là hai đường thẳng song song

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m = 2m + 1\\3 \ne - 5\end{array} \right. \Leftrightarrow m = - 1\) (thỏa mãn)

Vậy m = – 1.

b) Hai đường thẳng đã cho là hai đường thẳng cắt nhau

m ≠ 2m + 1

m ≠ – 1

Vậy m ≠ 0, \(m \ne \frac{{ - 1}}{2}\), m ≠ – 1.


Câu 2:

Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC), đường cao AH. Gọi M, N lần lượt là hình chiếu của H trên AB, AC. Tính AH, MH biết AM = 8 cm; BM = 2 cm.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Xét ∆AHB vuông tại H có đường cao MH, theo hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có: MH2 = MB . MA

Do đó \(MH = \sqrt {8.2} = \sqrt {16} = 4\)(cm)

Áp dụng định lý Py−ta−go vào ∆AMH vuông tại M, ta có:

\[{\rm{A}}H = \sqrt {A{M^2} + M{H^2}} = \sqrt {{8^2} + {4^2}} = 4\sqrt 5 \] (cm)

Vậy \(AH = 4\sqrt 5 \) cm; MH = 4 cm.


Câu 3:

Tìm tất cả giá trị thực của tham số m để tập hợp (1; m) chứa đúng hai số nguyên dương.

Xem đáp án

Lời giải

Gọi a, b là 2 số nguyên dương thỏa mãn thuộc (1; m) với b > a

Suy ra a, b thỏa mãn 1 < a < b < m

Để (1; m) có đúng 2 số nguyên dương thì a, b là 2 và 3; nên m (3; 4]

Vậy m (3; 4].


Câu 4:

Cho hàm số y = 2x + 3.

a) Vẽ đồ thị hàm số trên.

b) Gọi A, B là giao điểm của đồ thị với các trục tọa độ. Tính diện tích tam giác OAB (O là gốc tọa độ và đơn vị trên các trục tọa độ là cm).

c) Tính góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox.

Xem đáp án

Lời giải

a) Với x = 0 thì y = 3.

Với x = – 1 thì y = 1.

Þ Đồ thị hàm số đi qua 2 điểm (0; 3) và (– 1; 1).

Media VietJack

b) Do A và B lần lượt là giao điểm của đồ thị hàm số y = 2x + 3 lần lượt với trục tung và trục hoành, ta gọi A(0; a) và B(b; 0)

Vì A, B cùng thuộc đường thẳng y = 2x + 3

Nên \(\left\{ \begin{array}{l}a = 2.0 + 3\\0 = 2b + 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 3\\b = - \frac{3}{2}\end{array} \right.\)

Suy ra A( 0; 3) và \(B\left( {\frac{{ - 3}}{2};0} \right)\).

c) Vì A, B nằm trên trục tung và trục hoành nên OA OB.

Suy ra \[{{\rm{S}}_{OAB}} = \frac{{OA.OB}}{2} = \frac{{3.\frac{3}{2}}}{2} = \frac{9}{4}\] (cm2)

c) Giao điểm của đồ thị hàm số y = ax + b với trục tung là C(0; b), với trục hoành là \[{\rm{D}}\left( {\frac{{ - b}}{a};0} \right)\].

Suy ra \[{\rm{O}}A = \left| b \right|,OB = \left| {\frac{{ - b}}{a}} \right|\]

+) Nếu a > 0 thì góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b với trục Ox là góc nhọn

\[\tan \alpha = \frac{{OA}}{{OB}} = \frac{{\left| a \right|}}{{\left| {\frac{{ - b}}{a}} \right|}} = \left| a \right| = a\]

+) Nếu a < 0 thì góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b với trục Ox là góc tù

\[\tan \left( {180^\circ - \alpha } \right) = \frac{{OA}}{{OB}} = \frac{{\left| a \right|}}{{\left| {\frac{{ - b}}{a}} \right|}} = \left| a \right| = - a\]


Câu 5:

Xét sự đơn điệu của hàm số \(y = - \frac{1}{x}\).

Xem đáp án

Lời giải

Điều kiện xác định x ≠ 0.

Ta có \(y = - \frac{1}{x}\)

Suy ra \(y' = \frac{1}{{{x^2}}} > 0\) với mọi x ≠ 0

Vậy y đồng biến trên (– ∞; 0) và (0; + ∞).


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận