Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 34)

  • 16314 lượt thi

  • 70 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Cho hình chữ nhật ABCD. Vẽ điểm E đối xứng với B qua điểm C; vẽ F đối xứng với điểm D qua C.

a) Chứng minh tứ giác BDEF là hình thoi.

b) Chứng minh AC = DE.

c) Gọi H là trung điểm của CD, K là trung điểm của EF. Chứng minh HK // AF.

d) Biết diện tích tam giác AEF bằng 30 cm2. Tính diện tích hình chữ nhật ABCD?

Xem đáp án
Cho hình chữ nhật ABCD. Vẽ điểm E đối xứng với B qua điểm C; vẽ  F đối xứng với  (ảnh 1)

a) Xét tứ giác BDEF có:

C là trung điểm BF (E điểm đối xứng của B qua C)

C là trung điểm DF (F điểm đối xứng của D qua C)

Do đó tứ giác BDEF là hình bình hành

Mặc khác ABCD là hình chữ nhật nên BE DF tại C

Vậy tứ giá BDEF là hình thoi.

b) Ta có: ABCD là hình chữ nhật có AC = BD;

BDEF là hình thoi (câu a) có BD = DE

Do đó AC = DE.

c) Ta có: ABCD là hình chữ nhật có AD = BC;

Mà BC = CE (E điểm đối xúng B qua C).

Do đó AD = CE.

Xét tứ giác ADEC có:

AC = DE (câu b)

AD = CE (cmt)

Do đó ADEC là hình hình hành.

Mà H là trung điểm cua CD nên H cũng là trung điểm của AE.

Xét ∆AEF có:

H là trng điểm của AE (cmt);

K là trung điểm của EF

HK là đường trung bình của ∆AEF nên HK // AF

d) Ta có: S∆AEF = S∆AHF + S∆HEF

\( \Leftrightarrow 30 = \frac{1}{2}AD\,.\,HF + \frac{1}{2}CE\,.\,HF\)

\( \Leftrightarrow \frac{1}{2}HF\left( {AD + CE} \right) = 30\)

\( \Leftrightarrow \frac{1}{2}.\frac{3}{2}CD\,.\,\left( {AD + AD} \right) = 30\)

\( \Leftrightarrow \frac{3}{2}CD\,.\,AD = 30\)

\[ \Leftrightarrow \frac{3}{2}\,.\,{S_{ABCD}} = 30\]

\( \Rightarrow {S_{ABCD}} = 30\,.\,\frac{2}{3} = 60\) (cm2).


Câu 2:

Cho hình chữ nhật ABCD tâm O, AB = 12a, AD = 5a. Tính \(\left| {\overrightarrow {AD} - \overrightarrow {AO} } \right|\).

Xem đáp án

Ta có: \(\overrightarrow {AD} = \overrightarrow {AO} + \overrightarrow {OD} \)

\( \Rightarrow \overrightarrow {AD} - \overrightarrow {AO} = \overrightarrow {AO} + \overrightarrow {OD} - \overrightarrow {AO} = \overrightarrow {OD} \)

\(\left| {\overrightarrow {OD} } \right| = \frac{1}{2}\left| {\overrightarrow {BD} } \right|\)

Ta có ABCD là hình chữ nhật có:

BD2 = AB2 + AD2 = (12a)2 + (5a)2 = 169a2

BD = 13a \( \Rightarrow OD = \frac{{13}}{2}a\)

Vậy \(\left| {\overrightarrow {AD} - \overrightarrow {AO} } \right| = \frac{{13}}{2}a\).


Câu 3:

Cho hình chữ nhật ABCD tâm O có: AD = a, AB = 2a. Tính \(\overrightarrow {AB} \,.\,\overrightarrow {AO} \).

Xem đáp án
Cho hình chữ nhật ABCD tâm O có: AD = a, AB = 2a. Tính veco AB . vecto AO (ảnh 1)

Ta có ABCD là hình chữ nhật có: BC = AD = a, AB = CD = 2a.

Xét ∆ABC vuông tại B có:

AC2 = AB2 + BC2 = (2a)2 + a2 = 5a2

\( \Rightarrow AC = a\sqrt 5 \)

\(OA = \frac{1}{2}AC = \frac{{a\sqrt 5 }}{2}\)

Ta có: \(\left( {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AO} } \right) = \widehat {BAO} = \widehat {BAC}\)

\(\cos \widehat {BAC} = \frac{{AB}}{{AC}} = \frac{{2a}}{{a\sqrt 5 }} = \frac{{2\sqrt 5 }}{5}\)

Vậy \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AO} = \left| {\overrightarrow {AB} } \right|\left| {\overrightarrow {AO} } \right|\cos \left( {\overrightarrow {AB} ,\,\,\overrightarrow {AO} } \right) = 2a.\frac{{a\sqrt 5 }}{2}.\frac{{2\sqrt 5 }}{5} = 2{a^2}\).

Đáp án đúng là D.


Câu 4:

Cho tam giác ABC với A = (2; 3), B = (–1; 4), C = (1; 1). Tìm các tọa độ của đỉnh D của:

a) Hình bình hành ABCD;

b) Hình bình hành ACBD.

Xem đáp án

a) Gọi D (a ; b) là đỉnh của hình bình hành ABCD,

Ta có: \(\overrightarrow {BC} = \left( {1 + 1;\,\,1 - 4} \right) = \left( {2;\,\, - 3} \right)\); \(\overrightarrow {AD} = \left( {a - 2;\,\,b - 3} \right)\).

Vì ABCD là hình bình hành nên \(\overrightarrow {BC} = \overrightarrow {AD} \)

\( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2 = a - 2}\\{ - 3 = b - 3}\end{array}} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 4}\\{b = 0}\end{array}} \right.\)

D(4; 0);

b) Ta có: \(\overrightarrow {DA} = \left( {2 - a;\,\,3 - b} \right)\).

Vì ACBD là hình bình hành nên \(\overrightarrow {BC} = \overrightarrow {DA} \)

\( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2 = 2 - a}\\{ - 3 = 3 - b}\end{array}} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 0}\\{b = 6}\end{array}} \right.\)

D (0; 6).


Câu 5:

Cho tam giác ABC có AB = AC và D là trung điểm của BC. Gọi E là trung điểm của AC, trên tia đối của tia EB lấy điểm M sao cho EM = EB.

a) Chứng minh ∆ABD = ∆ACD;

b) Chứng minh rằng AM = 2.BD;

c) Tính số đo \(\widehat {MAD}\).

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có AB = AC và D là trung điểm của BC. Gọi E là trung điểm của  (ảnh 1)

a) Xét ∆ABD và ∆ACD có:

AD là cạnh chung

AB = AC (∆ABC cân tại A)

BD = DC (D là trung điểm của AC)

∆ABD = ∆ACD (cạnh cạnh cạnh)

b) Xét ∆AEM và ∆CEB có:

BE = EM (gt)

AE = EC (vì E là trung điểm của AC)

\(\widehat {AEM} = \widehat {CEB}\) (đối đỉnh)

∆AEM = ∆CEB (c.g.c)

AM = BC

Vì D là trung đểm của BC nên BC = 2.BD

AM = 2. BD

c) Ta có: ∆ABC cân tại A có: AD là đường trung tuyến (gt)

AD là cũng đường cao của ∆ABC

∆ADC vuông tại D nên có: \(\widehat {CAD} + \widehat {ECD} = {90^o}\)

 Vì ∆AEM = ∆CEB (câu b) có:\(\widehat {MAE} = \widehat {ECB}\)

\( \Rightarrow \widehat {CAD} + \widehat {MAE} = {90^o}\) hay \(\widehat {MAD} = {90^o}\)

Vậy: \(\widehat {MAD} = {90^o}\).


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận