Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 73)

  • 16374 lượt thi

  • 23 câu hỏi

  • 39 phút

Câu 1:

Chia 50 cái kẹo cho 10 em bé, em nào cũng được chia kẹo. Chứng minh rằng dù cách chia thế nào cũng tồn tại 2 em bé có số kẹo như nhau.

Xem đáp án

Ta có nếu mỗi em bé đều có kẹo

Nếu em bé có một cái là ít nhất thì 10 em bé tổng cộng cần số kẹo là

1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10 = 55 > 5.

Vậy có ít nhất 2 em có số kẹo như nhau.


Câu 2:

Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn tâm O (AB < AC), đường kính AD. Đường cao BE, CP, AQ cắt nhau tại H.

a) Chứng minh rằng tứ giác APHE nội tiếp.

b) So sánh \(\widehat {BAH}\)\(\widehat {OAC}\).

Xem đáp án
Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn tâm O (AB < AC), đường kính AD (ảnh 1)

a)

Xét tam giác ABC có:

CP là đường cao nên CP vuông góc với AB hay \(\widehat {CPA} = 90^\circ \)

BE là đường cao nên BE vuông góc với AC hay \(\widehat {BEA} = 90^\circ \)

Xét tứ giác APHE có:

\(\widehat {APH} = \widehat {CPA} = 90^\circ \)

\(\widehat {AEH} = \widehat {BEA} = 90^\circ \)

\( \Rightarrow \widehat {APH} + \widehat {AEH} = 180^\circ \)

Do đó, tứ giác APHE nội tiếp.

b)

Điểm C thuộc đường tròn đường kính AD nên \(\widehat {ACD} = 90^\circ \)

Xét đường tròn tâm O, \(\widehat {ABC} = \widehat {ADC}\) (góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ AC)

Xét tam giác ABQ và tam giác ADC có:

\(\widehat {AQB} = \widehat {ACD} = 90^\circ \)

\(\widehat {ABQ} = \widehat {ABC} = \widehat {ADC}\) (cmt)

Do đó, tam giác ABE và tam giác ADC đồng dạng (g.g)

\( \Rightarrow \widehat {BAH} = \widehat {OAC}\).


Câu 3:

Chị hỏi bố: "Năm nay mẹ bao nhiêu tuổi?".

Bố trả lời: "Lấy tuổi bố, tuổi mẹ và tuổi con cộng lại bằng 60 tuổi. Tuổi bố gấp 6 lần tuổi con, đến khi tuổi bố gấp đôi tuổi con thì tổng số tuổi của ba người gấp đôi tuổi ba người hiện nay".

Hỏi hiện nay mẹ bao nhiêu tuổi ?

Xem đáp án

Khi tuổi bố gấp đôi tuổi con thì tổng ba người gấp đôi hiện nay và bằng :

60 × 2 = 120 ( tuổi )

Khi đó tổng 3 người hơn tổng hiện nay là:

120 – 60 = 60 ( tuổi )

Vậy lúc đó là thời điểm sau thời điểm hiện tại là:

60 : 3 = 20 (năm) (chia 3 vì cả ba đều tăng số tuổi như nhau)

Vậy hiện nay tuổi bố gấp 6 lần tuổi con, sau đây 20 năm thì tuổi bố gấp 2 lần tuổi con.

Ta thấy hiệu tuổi bố và tuổi con luôn không thay đổi (1)

Hiện nay, bố : con = 6 : 1 Bố 6 phần, con 1 phần, hiệu 5 phần.

Hiệu bằng 5 lần tuổi con hiện nay (2)

Sau 20 năm nữa, bố : con = 2 : 1 Bố 2 phần, con 1 phần, hiệu 2 phần.

Hiệu bằng tuổi con sau 20 năm nữa (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: (tuổi con sau 20 năm) = 5 lần (tuổi con hiện nay)

Gọi (tuổi con hiện nay) là 1 phần, thì (tuổi con sau 20 năm) sẽ là 5 phần.

Hiệu số phần là:

5 – 1 = 4 (phần)

4 phần này tương ứng với 20 năm nên 1 phần là

20 : 4 = 5 (tuổi)

Vậy tuổi con hiện nay là 5 tuổi. Tuổi bố gấp 6 lần nên tuổi bố là 5 × 6 = 30 (tuổi)

Tuổi mẹ là:

60 – 5 – 30 = 25 (tuổi)

Đáp số: Con 5 tuổi, Bố 30 tuổi, Mẹ 25 tuổi.

Câu 4:

Xem hình vẽ, cho biết a song song b và c vuông góc với a.

Cho đường thẳng d cắt hai đường thẳng a và b tại A và B. Cho biết góc A1 = 115 độ (ảnh 1)

a) Cho đường thẳng d cắt hai đường thẳng a và b tại A và B. Cho biết góc \(\widehat {{A_1}} = 115^\circ \). Tính số đo các góc \(\widehat {{B_2}},\widehat {{B_3}},\widehat {{A_3}}\).

b) Gọi Ax và By lần lượt là tia phân giác của các góc \(\widehat {{A_1}}\)\(\widehat {{B_3}}\). Chứng minh: Ax song song By.

Xem đáp án

a)

a song song với b nên \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{B_1}} = 115^\circ \) (đồng vị)

\(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_3}} = 115^\circ \) (đối đỉnh)

\(\widehat {{B_1}} + \widehat {{B_2}} = 180^\circ \) (kề bù)

\( \Rightarrow \widehat {{B_2}} = 180^\circ - \widehat {{B_1}} = 180^\circ - 115^\circ = 65^\circ \)

\[\widehat {{B_2}} = \widehat {{B_4}} = 65^\circ \] (đối đỉnh)

b)

Do Ax là phân giác nên \(\widehat {xAB} = \frac{1}{2}\widehat {{A_1}};\widehat {yBA} = \frac{1}{2}\widehat {{B_3}}\)

\(\widehat {{A_1}} = \widehat {{B_3}}\) (hai góc so le)

\( \Rightarrow \widehat {xAB} = \widehat {yBA}\)

Do đó, Ax song song với By (hai góc so le bằng nhau).

5700. có bao nhiêu cách sắp xếp 3 người đàn ông và 2 người đàn bà ngồi trên một chiếc ghế dài sao (vietjack)


Câu 5:

Có bao nhiêu cách sắp xếp 2 người đàn ông và 3 người phụ nữ ngồi trên một chiếc ghế dài sao cho 2 người cùng phái phải ngồi gần nhau.

Xem đáp án

Đặt vị trí trên ghế là 1, 2, 3, 4 và 5.

Trường hợp 1: Ghế số 1 là người đàn ông ngồi, vậy sắp xếp là Nam – Nam – Nữ – Nữ – Nữ

Vị trí 1: có 2 cách xếp (chọn 1 trong 2 người đàn ông)

Vị trí 2: có 1 cách xếp

Vị trí 3: có 3 cách xếp (chọn 1 trong 3 người phụ nữ)

Vị trí 4: có 2 cách xếp

Vị trí 5: 1 cách xếp

Theo quy tắc nhân:

2 . 1 . 3 . 2 . 1 = 12 cách xếp.

Trường hợp 2: Ghế số 1 là người phụ nữ ngồi, vậy sắp xếp là: Nữ – Nữ – Nữ – Nam – Nam

Tương tự ta có

3 . 2 . 1 . 2 . 1 = 12 cách xếp

Vậy có tổng số

12 + 12 = 24 cách xếp.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận