Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)

454 lượt thi câu hỏi 150 phút

Danh sách câu hỏi:

Câu 2:

Cho số phức \(z\) thỏa mãn \(2z - i \cdot \bar z = 3i.\) Môđun của \(z\) bằng

Xem đáp án

Câu 3:

Một chất điểm chuyển động có phương trình \(s = f\left( t \right) = \frac{1}{3}{t^3} - {t^2} + 4t + 5\) (\(s\) được tính bằng mét, \(t\) được tính bằng giây). Gia tốc chuyển động của chất điểm tại thời điểm \(t = 2\) giây là

Xem đáp án

Câu 4:

Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(AB = AA' = a\,,\,\,AC = 2a.\) Khoảng cách từ điểm \(D\) đến mặt phẳng \(\left( {ACD'} \right)\) bằng

Xem đáp án

Câu 5:

Trong không gian \[Oxyz,\] phương trình của đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(A\left( {1\,;\,\,2\,;\,\, - 5} \right)\) và vuông góc với mặt phẳng \((P):2x + 3y - 4z + 5 = 0\) là

Xem đáp án

Câu 7:

Cho hình chóp \[S.ABC\] có đáy là tam giác đều cạnh \(2a,\,\,SA \bot \left( {ABC} \right).\) Góc giữa hai mặt phẳng \(\left( {SBC} \right)\) và \(\left( {ABC} \right)\) bằng \(30^\circ .\) Thể tích khối chóp \[S.ABC\] là

Xem đáp án

Câu 8:

Với \(a\) là số thực dương tuỳ ý, đặt \({\log _2}a = m.\) Khi đó \(\log _2^2\left( {8{a^2}} \right)\) bằng

Xem đáp án

Câu 9:

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{{x + 5}}{2} = \frac{{y - 7}}{{ - 2}} = \frac{z}{1}\) và điểm \(I\left( {4\,;\,\,1\,;\,\,6} \right).\) Đường thẳng \(d\) cắt mặt cầu \(\left( S \right)\) có tâm \(I\) tại hai điểm \[A,\,\,B\] sao cho \(AB = 6.\) Phương trình của mặt cầu \(\left( S \right)\) là

Xem đáp án

Câu 10:

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) thì phương trình \(m{x^2} - 2\left( {m - 2} \right)x + m - 3 = 0\) có hai nghiệm dương phân biệt?

Xem đáp án

Câu 17:

Cho \({z_1} = 2m + \left( {m - 2} \right)i\) và \({z_2} = 3 - 4mi\), với \(m\) là tham số thực. Biết \({z_1}{z_2}\) là số thuần ảo. Khẳng định nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Câu 22:

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'.\) Gọi \(M\) là trung điểm của \(B'C'.\) Góc giữa hai đường thẳng AM và \(BC'\) bằng

Xem đáp án

Câu 23:

Trong không gian \[Oxyz,\] cho hai điểm \(A\left( {2\,;\,\, - 2\,;\,\,1} \right),\,\,B\left( {0\,;\,\,1\,;\,\,2} \right).\) Tọa độ của điểm \(M\) thuộc mặt phẳng \(\left( {Oxy} \right)\) sao cho ba điểm \[A,\,\,B,\,\,M\] thẳng hàng là

Xem đáp án

Câu 29:

Cho số phức  thỏa mãn \(\left| {z - 1 + 2i} \right| = 3.\) Biết rằng tập hợp các điểm biểu diễn của số phức \(w = 2z + i\) trên mặt phẳng tọa độ \[Oxy\] là một đường tròn. Tâm của đường tròn đó là

Xem đáp án

Câu 75:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 76:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 77:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 78:

Nhà thơ nào dưới đây KHÔNG thuộc phong trào thơ mới giai đoạn 1932 – 1945? 

Xem đáp án

Câu 79:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 80:

Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Tư tưởng tình cảm của nhà văn trong tác phẩm thường không được nói ra bằng lời mà được biểu hiện bằng _______ và _______.

Xem đáp án

Câu 81:

Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

______ Tiếng Việt của chúng ta đẹp, ______ tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

(Phạm Văn Đồng)

Xem đáp án

Câu 82:

Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Lao động là _______ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi người.

Xem đáp án

Câu 84:

Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo _________ của Nguyễn Du về phương diện cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả.

Xem đáp án

Câu 91:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Nhiều năm đã trôi qua. Tôi sống ở Thành phố Hồ Chí Minh thỉnh thoảng có việc phải ra Hà Nội đều ghé lại thăm cô Hiền. Chú tôi đã mất rồi. Các em đã có gia đình riêng. Chúng nó cũng đã bắt đầu già. Lớp các cụ trong họ chỉ còn vài người, cô Hiền là một. Cô đã yếu nhiều, đã già hẳn, ngoài bảy mươi rồi còn gì, nhưng cô vẫn là người của hôm nay, một người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn. Nơi tiếp khách của cô sau tấm bình phong cao hơn đầu người bằng gỗ chạm suốt mấy chục năm không hề thay đổi. Một bộ xa lông gụ “cái khánh”, cái sập gụ chân quỳ chạm rất đẹp nhưng không khảm, cái tủ chùa một cánh bên trong bày một cái lọ men Thuý hồng, một cái lư hương đời Hán, một cái liễn hấp sâm Giang Tây, và mấy thứ bình lọ màu men thì thường nhưng có dáng lạ, chả rõ từ đời nào. Cô đang lau đánh một cái bát thuỷ tiên men đỏ, hai cái đầu rồng gắn nối bằng đồng, miệng chân cũng đều bịt đồng, thật đẹp. Bên ngoài trời rét, mưa rây lả lướt chỉ đủ làm ẩm áo chứ không làm ướt, lại nhìn một bà lão (nếu là một thiếu nữ thì phải hơn) lau đánh cái bát bày thuỷ tiên thấy Tết quá, Hà Nội quá, muốn ở thêm ít ngày ăn lại một cái Tết Hà Nội.

(Trích Một người Hà Nội – Nguyễn Khải)  

Hình ảnh cái bát thủy tiên men đỏ (gạch chân, in đậm) trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu 95:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Đan Thiềm (thất vọng): - Chỉ tại ông không nghe tôi, dùng dằng mãi. Bây giờ… (Nói với Ngô Hạch) Xin tướng quân…

Ngô Hạch: Dẫn nó đi, không cho nó nói nhảm nữa, rờm tai (quân sĩ dẫn nàng ra)

Đan Thiềm: Ông Cả! Đài lớn tan tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt! (Họ kéo nàng ra tàn nhẫn)

(Trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài – Nguyễn Huy Tưởng)

Bi kịch của Vũ Như Tô là gì?

Xem đáp án

Câu 97:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Khi mỗi mùa rau khúc nở một màu trắng mơ hồ như sương đọng trên những cánh đồng thì trong tôi lại vang lên một câu hỏi. Câu hỏi năm nào cũng vang lên trong tôi và kéo dài mấy chục năm rồi. Một câu hỏi đơn giản đến mức hình như chẳng có ai một lần đặt câu hỏi đó trong cuộc đời mình: Làm thế nào mà những cây rau khúc bé bỏng lại có thể giữ được sự sống của chúng trong đất suốt một năm trời qua mưa bão, nắng gió và đến một ngày lại thức dậy tràn đầy sức sống như thế?. Những hạt rau khúc nhỏ li ti như những hạt bụi. Chúng vùi sâu trong đất với mưa nắng, ngập lụt và bao biến động mà không bị giết chết. Ai cho những hạt rau khúc bé bỏng kia sức mạnh phi thường và sự chịu đựng bền bỉ đến như vậy? Có những câu hỏi về những điều thật nhỏ bé lại chứa đựng cả một bí ẩn lớn của vũ trụ. Và những thứ nhỏ bé ấy lại là biển chỉ đường cho con người trong đời sống hầu như mù mờ và vô định này.

(Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều)

Từ “chúng” trong câu văn “Chúng vùi sâu trong đất với mưa nắng, ngập lụt và bao biến động mà không bị giết chết.” thay thế cho đối tượng nào trước đó?

Xem đáp án

Câu 101:

Phong trào "Đồng khởi" (1959-1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang 

Xem đáp án

Câu 103:

Năm 1972, Liên Xô và Mĩ kí kết Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1) đã 

Xem đáp án

Câu 104:

Trong thời kỳ 1954-1975, hoạt động quân sự nào sau đây của quân dân Việt Nam đã Buộc chính quyền Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam? 

Xem đáp án

Câu 105:

Nội dung nào sau đây là ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào yêu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX? 

Xem đáp án

Câu 106:

Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950 ở Việt Nam được mở trong bối cảnh lịch sử nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 110:

Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không phải là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á? 

Xem đáp án

Câu 111:

Biểu hiện của nền kinh tế tri thức ở Hoa Kỳ không phải là 

Xem đáp án

Câu 112:

Tính chất nhiệt đới của biển Đông được thể hiện rō trong đặc điểm nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 113:

Hiện tượng "nồm" của thời tiết miền Bắc vào cuối mùa đông-đầu mùa xuân chủ yếu do gió nào gây nên? 

Xem đáp án

Câu 115:

Cho biểu đồ:

Tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam Căn cứ vào biểu đồ đã cho, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam?  	A. Hàng dệt, may có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 trong giai đoạn 2012-2014.  	B. Nếu tính trong giai đoạn 2000-2010 thì hàng dệt, may đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất.  	C. Hàng điện tử luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000-2014.  	D. Hàng thủy sản có tốc độ tăng chậm hơn so với hai mặt hàng còn lại.  (ảnh 1)

Tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

Căn cứ vào biểu đồ đã cho, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam?

Xem đáp án

Câu 116:

Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do 

Xem đáp án

Câu 117:

Nội thương của nước ta hiện nay 

Xem đáp án

Câu 118:

Vùng Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của nước ta là do: 

Xem đáp án

Câu 119:

Trong nghề cá, Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do 

Xem đáp án

Câu 122:

Một người nhìn thấy con cá ở trong nước. Hỏi muốn đâm trúng con cá thì người đó phải phóng mũi lao vào chỗ nào? 

Xem đáp án

Câu 128:

Vật liệu chính được sử dụng trong một pin quang điện là

Xem đáp án

Câu 130:

Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? 

Xem đáp án

Câu 131:

Chất tham gia phản ứng tráng gương là

Xem đáp án

Câu 135:

Cho sơ đồ sau: \[C{H_4} \to {\rm{ }}X{\rm{ }} \to {\rm{ }}Y{\rm{ }} \to {\rm{ }}Z{\rm{ }} \to {\rm{ }}Cao{\rm{ }}su{\rm{ }}buna.\] Tên gọi của X, Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là 

Xem đáp án

Câu 140:

Đâu không phải tên một loại mô thực hiện chức năng sinh trưởng ở thực vật? 

Xem đáp án

Câu 141:

Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm theo đúng quy trình với 50 g hạt đậu đang nảy mầm, nước vôi trong và các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ. Nhận định nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Câu 142:

Trong một chu kì kinh nguyệt kéo dài 28 ngày thì thể vàng được hình thành và phát triển ở giai đoạn nào của chu kì? 

Xem đáp án

Câu 143:

Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 

Xem đáp án

Câu 144:

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Câu 145:

Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng? 

Xem đáp án

Câu 146:

Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố nào sau đây? 

Xem đáp án

Đoạn văn 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

Mênh mông bốn mặt sương mù

Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

Ai về ai có nhớ không?

Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng

Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng

Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà...

                                               (Việt Bắc – Tố Hữu)

Câu 51:

Hai câu thơ in đậm trong đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? 

Xem đáp án

Câu 52:

Cảm hứng chủ đạo trong đoạn thơ trên là gì? 

Xem đáp án

Câu 53:

Đại từ “ta” trong đoạn thơ dùng để chỉ ai? 

Xem đáp án

Câu 54:

Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? 

Xem đáp án

Đoạn văn 2

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.

(Vợ chồng A Phủ Tô Hoài)

Câu 55:

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 56:

Thái độ của tác giả dành cho nhân vật Mị trong đoạn trích là gì? 

Xem đáp án

Câu 57:

Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết” các từ in đậm nhằm diễn tả: 

Xem đáp án

Câu 58:

Mị tự so sánh mình là: 

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

                                           (1) Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

                                           (2) Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

                                           (3) Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

                                           (4) Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

                                           (5) Rải rác biên cương mồ viễn xứ,

                                           (6) Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

                                           (7) Áo bào thay chiếu, anh về đất,

                                           (8) Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

     (Trích Tây Tiến – Quang Dũng)

Câu 63:

Chủ đề của đoạn thơ trên là gì? 

Xem đáp án

Câu 64:

Biện pháp nói giảm, nói tránh qua cụm từ “anh về đất” có tác dụng gì? 

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

Khi của cải bắt đầu đến, nó đến nhanh và nhiều đến mức người ta tự hỏi rằng không biết trong những năm tháng gian khó vừa qua nó đã trốn nơi đâu? Phát biểu trên có thể làm bạn kinh ngạc, đặc biệt nếu như bạn luôn suy nghĩ theo quan niệm thông thường rằng sự giàu có chỉ đến với những người làm việc chăm chỉ trong một khoảng thời gian dài. Khi bạn bắt đầu nhận thức được rằng cách nghĩ có thể mang lại sự giàu sang, bạn sẽ thấy rằng sự giàu có luôn bắt nguồn từ một trạng thái mang tính chất tinh thần, từ một mục đích rõ ràng chứ không phải bởi bạn có làm việc cật lực hay không. Những gì mà bạn và mọi người khác nên biết là làm thế nào để có được một trạng thái tinh thần tạo ra sự giàu có như thế. Tôi đã dành hai mươi lăm năm để nghiên cứu điều đó vì bản thân tôi cũng muốn biết “những người giàu có đã làm thế nào để đạt được những thành quả như vậy”. Bạn sẽ nhận thấy rằng ngay khi bạn nắm được những triết lí của nguyên tắc thành công này và bắt đầu ứng dụng những nguyên tắc đó, tình hình tài chính của bạn sẽ được cải thiện. Nói một cách hoa mĩ thì mọi thứ bạn chạm tay vào sẽ biến thành vàng. Bạn cho rằng không thể được ư? Thế mà đúng như vậy đấy.

(Nghĩ giàu làm giàu, Napoleon Hill, NXB Thế giới, 2017)

Câu 65:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

Xem đáp án

Câu 66:

Anh/chị hiểu như thế nào về cách diễn đạt: “mọi thứ bạn chạm tay vào sẽ biến thành vàng”? 

Xem đáp án

Câu 67:

Theo anh/chị, trạng thái tinh thần mà tác giả nhắc tới trong đoạn trích là gì? 

Xem đáp án

Câu 68:

Phong cách ngôn ngữ trong đoạn trích trên là gì? 

Xem đáp án

Đoạn văn 5

Dựa vào các thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 108 đến câu 110:

"Nava tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Tổng số binh lực ở đây lúc  cao nhất là 16200 quân, được bố trí thành Ba phân khu: phân khu Bắc gồm các cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo; phân khu Trung tâm ở ngay giữa Mường Thanh, nơi đặt sở chỉ huy, có trận địa pháo, kho hậu cần, sân Bay, tập trung 2/3 lực lượng; phân khu Nam đặt tại Hồng Cúm, có trận địa pháo, sân Bay. Tổng cộng cả Ba phân khu có 49 cứ điểm.

Sau khi kiểm tra, các tướng lĩnh Pháp và Mĩ đều coi Điện Biên Phủ là "một pháo đài bất khả xâm phạm". Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt lực lượng dịch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

Đầu tháng 3-1954, công tác chuẩn bị mọi mặt đã hoàn tất. Ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm Ba đợt:

Đợt 1, từ ngày 13 đến ngày 17-3-1954: quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phần khu Bắc Kết quả, ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 2000 tên địch.

Đợt 2, từ ngày 30-3 đến ngày 26-4-1954: quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm như E1, D1, C1, C2, Al v.v.. Ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch, tạo thêm điều kiện để Bao vây, chia cắt, khống chế địch. Sau đợt này, Mĩ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ. Ta kịp thời khắc phục khó khăn về tiếp tế, nâng cao quyết tâm giành thắng lợi.

Đợt 3 từ ngày 1-5 đến ngày 7-5-1954: quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm đề kháng còn lại của địch. Chiều 7-5, quân ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954, tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Ban Tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống.

Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chē nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi".

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, trang 149-150).

Câu 107:

Các tướng lĩnh Pháp và Mĩ sau khi đi thăm quan cứ điểm Điện Biên Phủ đều đánh giá: Điện Biên Phủ là 

Xem đáp án

Câu 108:

Quân Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, vì 

Xem đáp án

Câu 109:

Nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của quân đội Việt Nam là 

Xem đáp án

4.6

91 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%