Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 9)
127 lượt thi 150 câu hỏi 150 phút
Text 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
(1) Bẩm con không dám man cửa Trời
(2) Những áng văn con in cả rồi
(3) Hai quyển Khối tình văn thuyết lí
(4) Hai Khối tình con là văn chơi
(5) Thần tiền, Giấc mộng văn tiểu thuyết
(6) Đài gương, Lên sáu văn vị đời
(7) Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch
(8) Đến quyển Lên tám nay là mười
(9) Nhờ Trời văn con còn bán được
(10) Chửa biết con in ra mấy mươi?
(Hầu trời – Tản Đà)
Text 2:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
Thiên nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc học tập ở trẻ em bởi nguyên nhân mấu chốt xuất phát từ nguồn gốc loài người. Trong hơn 99% lịch sử tiến hóa của chúng ta, con người chủ yếu phải tìm cách thích nghi với các thế lực tự nhiên. Ngày nay, chúng ta đang dần có xu hướng hòa nhập với thiên nhiên. “Hòa nhập với thiên nhiên” còn là một khái niệm mơ hồ đối với con người. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến vai trò của thiên nhiên trong học tập và phát triển. Các bằng chứng khoa học còn hạn chế nhưng những nghiên cứu về y tế, giáo dục, giải trí và cộng động chỉ ra rằng tiếp xúc với thiên nhiên là điều quan trọng không thể thay thế đối với sự phát triển của trẻ. Một nghiên cứu dành cho đối tượng trẻ em từ 5 đến 12 tuổi với sự tham gia của 90 trường học ở Úc phát hiện ra rằng hoạt động ngoài trời giúp trẻ em tự tin hơn, năng động, hoạt bát hơn, cải thiện sự quan tâm, mối quan hệ và sự tương tác với người lớn. Được chìm đắm trong vẻ đẹp sống động của những cánh rừng, những bờ biển và đồng cỏ... giúp trẻ phát triển những kĩ năng cơ bản như nhận biết, xác định, phân tích và đánh giá. Từ đó, trẻ biết phân biệt những sự vật cơ bản, gần gũi xung quanh cuộc sống của trẻ như phân biệt cây trong nhà với cây ngoài vườn, cây dây leo với dương xỉ, kiến với ruồi, gà với vịt, sinh vật thật với những con thú tưởng tượng. Bên cạnh đó, trẻ còn được phát triển kĩ năng định lượng với hoạt động đếm côn trùng và hoa; tìm hiểu vật lí khi nhìn nước suối chảy qua những hòn đá; tìm hiểu về các dạng địa chất khi nhận biết đồi, núi, thung lũng, ao, hồ, sông, suối,... Khi tương tác với các sự vật trong tự nhiên, từ cây cối đến động vật, trẻ em được tiếp xúc với nguồn cảm hứng vô tận, từ đó phát triển về tình cảm, kĩ năng xã hội và có thêm động lực học tập. Quá trình thích ứng với thế giới tự nhiên thay đổi không ngừng và thường không thể dự báo sẽ giúp trẻ em học cách thích nghi và giải quyết vấn đề.
(Sưu tầm)
Text 3:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
Tôi ăn biển hàng ngày từng hạt muối trắng tinh
Tôi ăn bình minh mọc lên nắng mặn
Tôi ăn gió thổi về từ biển
Tôi ăn rì rầm sóng
Và sữa Mẹ nhiều khi mặn đắng
Chan nước mắt biển Đông
Đôi vai cha lấp lánh lân tinh
Mồ hôi muối
Áo quầng quầng vết trắng
Bà nội nhai trầu đung đưa vōng
Kể chuyện xửa chuyện xưa
Có ông tướng cụt đầu hóa núi đá cụt đầu cắm ngoài biển cả
Nước mắt vợ thành sông chảy ra biển tìm chồng
Nước mắt mặn từ lòng
Nước biển mặn từ yêu...
Những đứa con theo mẹ đi tìm cha
Tràn về phía biển
Những đứa con như cây lim cây sến
Từ rừng đổ xuống
Từ châu thổ trồi lên
Những đứa con xẻ gỗ đóng thuyền
Rút dây rừng đan lưới.
(Nguyễn Trọng Tạo, Biển mặn, http://vannghequandoi.com.vn)
Text 4:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.
(Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)
Text 5:
Dựa vào các thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 108 đến câu 110:
"- Xây dựng lực lượng chính trị: Một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng là vận động quần chúng tham gia Việt Minh, Cao Bằng là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các hội Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942, khắp các châu ở Cao Bằng đều có hội Cứu quốc, trong đó có Ba châu "hoàn toàn". Tiếp đó, Ủy Ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Uỷ Ban Việt Minh lâm thời liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng được thành lập.
Năm 1943, Đảng đề ra bản Đề cương văn hoá Việt Nam. Năm 1944, Đảng Dân chủ Việt Nam và Hội Văn hoá Cứu quốc Việt Nam được thành lập, đứng trong Mặt trận Việt Minh. Đảng cũng tăng cường công tác vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp, những ngoại kiều ở Đông Dương đấu tranh chống phát xít.
- Xây dựng lực lượng vũ trang: Cùng với việc xây dựng lực lượng chính trị, công tác xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng cũng được Đảng đặc biệt coi trọng. Sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng, một bộ phận lực lượng vũ trang khởi nghĩa chuyển sang xây dựng thành những đội du kích, hoạt động ở căn cứ địa Bắc Sơn-Vō Nhai. Bước sang năm 1941, những đội du Bắc Sơn lớn mạnh lên và thống nhất lại thành Trung đội Cứu quốc quân I (14-2-1941). Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích trong 8 tháng (từ tháng 7-1941 đến tháng 2-1942) để đối phó với sự vây quét của địch, sau đó phân tán thành nhiều bộ phận để chấn chỉnh lực lượng, gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Ngày 15-9-1941, Trung đội Cứu quốc quân II ra đời.
- Xây dựng căn cứ địa: Công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng cũng được Đảng quan tâm. Vùng Bắc Sơn-Vō Nhai được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1940 chủ trương xây dựng thành căn cứ địa cách mạng. Năm 1941, sau khi về nước, Nguyển Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa dựa trên cơ sở lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển. Đó là hai căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta".
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, trang 109-110).
Danh sách câu hỏi:
25 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%