Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 3)

387 lượt thi 150 câu hỏi 150 phút

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

PHẦN 1: TƯ DUY ĐỊNH LƯỢNG

Lĩnh vực: Toán học (50 câu – 75 phút)

Câu 1. Cho biểu đồ cột như hình vẽ sau:

Media VietJack

Số lượng mái nhà được lắp đặt tấm pin mặt trời ở 5 thành phố được thể hiện trong biểu đồ trên. Nếu tổng số lượt lắp đặt là  27 500 thì nhãn thích hợp cho trục tung của biểu đồ là gì?

Xem đáp án

Câu 5:

Cho hình chóp \[S.ABC\] có đáy \[ABC\] là tam giác đều cạnh \(a\,,\,\,SA = a\) và \[SA\] vuông góc với mặt phẳng đáy. Khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \(\left( {SBC} \right)\) bằng

Xem đáp án

Câu 6:

Trong không gian \[Oxyz,\] vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của đường thẳng đi qua gốc tọa độ và trọng tâm của tam giác \[ABC\] với \[A\left( {0\,;\,\,2\,;\,\,1} \right),\,\,B\left( {4\,;\,\, - 2\,;\,\,1} \right),\,\,C\left( {2\,;\,\,3\,;\,\,4} \right)\]?

Xem đáp án

Câu 8:

Cho khối lăng trụ tam giác đều \(ABC.A'B'C'\) có cạnh đáy bằng \(a\), khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng \(\left( {A'BC} \right)\) bằng \(\frac{a}{2}\). Thể tích của khối lăng trụ bằng

Xem đáp án

Câu 11:

Cho phương trình \({x^2} - 2mx + {m^2} - 1 = 0.\) Với giá trị nào của tham số \(m\) thì phương trình có hai nghiệm âm phân biệt?

Xem đáp án

Câu 12:

Media VietJack

Cho hàm số \(y = f\left( x \right).\) Hàm số \(y = f'\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ. Hàm số \(y = f\left( {2 + {e^x}} \right)\) nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 14:

Xét hai số thực dương a, b với \(a \ne 1\), thoả mãn \({\log _{{a^2}}}b + {\log _a}{b^2} = 2.\) Khi đó \({\log _a}b\) bằng

Xem đáp án

Câu 22:

Tìm các giá trị của tham số \(m\) để hàm số \(y = {x^3} + \left( {3m - 1} \right){x^2} + {m^2}x - 3\) đạt cực tiểu tại \(x =  - 1\)?

Xem đáp án

Câu 23:

Cho hình chóp \[S.ABCD\] có đáy \[ABCD\] là hình chữ nhật, \(AB = a,\,\,AD = a\sqrt 3 .\) Mặt bên \[SAB\] là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt đáy. Cosin của góc giữa đường thẳng \[SD\] và mặt phẳng \(\left( {SBC} \right)\) bằng

Xem đáp án

Câu 25:

Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, phương trình đường thẳng \(\Delta \) đi qua giao điểm của hai đường thẳng \({d_1}:2x + y - 3 = 0\) và \({d_2}:x - 2y + 1 = 0\) đồng thời tạo với đường thẳng \({d_3}:y - 1 = 0\) một góc bằng \(45^\circ \) là

Xem đáp án

Câu 54:

Xác định một từ/ cụm từ SAI về mặt ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.

Nguyễn Minh Châu là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam.

Xem đáp án

Câu 58:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 59:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 60:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 64:

Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Mầm mống đại họa bắt nguồn từ việc ______ những tội lỗi, sai trái và tiêu cực.

Xem đáp án

Câu 65:

Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Văn chương sẽ là ________ của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

Xem đáp án

Câu 66:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.

– Tàu hôm nay không đông nhỉ, chị nhỉ.

Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình khư kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm ti vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.

                                                                                     (Hai đứa trẻ Thạch Lam)

Theo đoạn trích trên, tại sao chị em Liên lại cố thức để đợi tàu? 

Xem đáp án

Câu 69:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chữ và tiếng trong thơ phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Người làm thơ chọn chữ và tiếng không những vì ý nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đóng lại trong một khung sắt. Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến chung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra chung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy. Câu thơ hay, có cái gì làm rung những chiếc cốc kia trên bàn, làm lay động ánh trăng kia trên bờ đê. “Chim hôm thoi thót về rừng...”. Chúng ta đọc mà thấy rõ buổi chiều như hơi thở tắt dần, câu thơ không còn là một ý, một bức ảnh gắng gượng chụp lại cảnh chiều, nó đã bao phủ một vầng linh động truyền sang lòng ta cái nhịp phập phồng của buổi chiều. Mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung. Ánh sáng không những ở đầu ngọn nến, nó ở tất cả chung quanh những ngọn nến. Ý thơ không những trong những chữ, nó vây bọc chung quanh. Người xưa nói: Thi tại ngôn ngoại.

(Trích Mấy ý nghĩ về thơ. Tuyển tác phẩm văn học Nguyễn Đình Thi.

Tiểu luận - Bút kí. NXB Văn học, Hà Nội, 2001)

Xác định thao tác lập luận chính của đoạn trích trên. 

Xem đáp án

Câu 72:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Mặt trời lên! Sáng rõ rồi mẹ ạ!

Con đi bộ đội, mẹ ở lại nhà

Giặc Pháp, Mĩ còn giết người, cướp của trên đất ta

Đuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ.

(Dọn về làng Nông Quốc Chấn)

Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ “Mặt trời lên! Sáng rõ rồi mẹ ạ!” mang ý nghĩa biểu tượng gì? 

Xem đáp án

Câu 78:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Nước chúng ta

Nước những người chưa giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về...

   (Đất nước Nguyễn Đình Thi)

Nội dung của đoạn thơ trên là gì?

Xem đáp án

Câu 81:

PHẦN 3: KHOA HỌC

Lĩnh vực: Khoa học tự nhiên và xã hội (50 câu – 60 phút)

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925-1929) có hoạt động tiêu biểu nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 82:

Trong nửa sau thế kỉ XX, xuất hiện ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới là 

Xem đáp án

Câu 83:

Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương khi đang ở địa danh nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 84:

Những quốc gia ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập sớm nhất là

Xem đáp án

Câu 86:

Đầu năm 1950, Mĩ từng Bước "can thiệp" và "dính líu" trực tiếp vào cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp Đông Dương, chứng tỏ

Xem đáp án

Câu 87:

Một điểm khác biệt cơ bản về phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi so với khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Câu 88:

Điểm khác biệt căn bản của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất do thực dân Pháp tiến hành ở Đông Dương là gì? 

Xem đáp án

Câu 89:

Phát biểu nào sau đây đúng với nền kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức? 

Xem đáp án

Câu 90:

Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế-xã hội giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là 

Xem đáp án

Câu 91:

Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở

Xem đáp án

Câu 92:

Sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa là do

Xem đáp án

Câu 93:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các vùng kinh tế trọng điểm, cho biết các ngành công nghiệp chỉ có ở vùng KTTĐ phía Nam là 

Xem đáp án

Câu 95:

Biểu hiện rō nét nhất trong chuyến dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta là 

Xem đáp án

Câu 96:

Vùng có nhiều các di sản văn hóa thế giới của nước ta là: 

Xem đáp án

Câu 97:

Biện pháp quan trọng nhất nhằm giảm thiểu tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là 

Xem đáp án

Câu 98:

Dệt may và da giày trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng chủ yếu dựa trên thế mạnh 

Xem đáp án

Câu 99:

Vào mùa hanh khô, khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách nhỏ. Hiện tượng này giải thích chủ yếu dựa vào

Xem đáp án

Câu 100:

Một tia sáng truyền trong hai môi trường theo đường truyền như hình vẽ. Chỉ ra câu sai.
Một tia sáng truyền trong hai môi trường theo đường truyền như hình vẽ. Chỉ ra câu sai. (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 102:

Hai nhạc cụ phát ra hai âm có đồ thị dao động mô tả như hình bên. Chọn phát biểu đúng?

Hai nhạc cụ phát ra hai âm có đồ thị dao động mô tả như hình bên. Chọn phát biểu đúng?  (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 116:

Hỗn hợp nào sau đây khi hòa tan trong nước thu được dung dịch chỉ chứa một cation duy nhất? (bỏ qua sự phân li của nước). 

Xem đáp án

Câu 119:

Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín theo trật tự nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 120:

Do sự biến đổi khí hậu dẫn đến hiện lượng nước biến xâm nhập vào đất liền. Sự tích tụ muối trong đất là một trở ngại lớn trong nông nghiệp. Nguyên nhân nào làm cho cây trồng không ưa mặn không sống được trong đất có nồng độ muối cao? 

Xem đáp án

Câu 121:

Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là do sự sinh trưởng 

Xem đáp án

Câu 123:

Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng? 

Xem đáp án

Câu 125:

Theo thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên 

Xem đáp án

Đoạn văn 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

Các loài động vật sống dưới nước có những chiến thuật tự vệ khác nhau. Trong các rặng san hô của vùng biển nhiệt đới, có loài cá có vẻ ngoài như một trái bóng. Bình thường, chúng chỉ to bằng bàn tay con người. Nhưng trong cơ thể chúng có một túi khí nhỏ, khi gặp kẻ thù, trong nháy mắt, túi khí phình to như một trái bóng. Lúc này, thể tích toàn thân của chúng tăng lên gấp 20 lần, đủ để các con cá lớn không nuốt nổi. Còn cá nóc gai có bề ngoài giống với cá nóc thường, chỉ có điều, ngoài da của chúng có rất nhiều gai nhọn. Khi bị tấn công, cá nóc gai nhanh chóng hớp vài ngụm không khí hoặc nước vào bụng, mình chúng phồng to và những chiếc gai nhọn lúc này sẽ dựng đứng lên tua tủa như lông nhím đủ để kẻ thù phải e ngại, lùi bước. Một số loài động vật khác còn học được phép phân thân. Điển hình trong số này là loài hải sâm và loài cua. Khi bị tấn công, hải sâm nhanh chóng đẩy toàn bộ phần nội tạng vừa dài vừa dính ra khỏi cơ thể, bản thân chúng thì nhờ vào lực phản hồi để bắn mình ra xa, trốn thoát. Sau khi bị mất cơ quan nội tạng, tính mạng của chúng không hề bị nguy hiểm. Chỉ sau 50 ngày, chúng lại tái sinh cơ quan nội tạng mới. Loài cua cũng vậy, khi gặp nguy hiểm, chúng cũng nhanh chóng tự ngắt càng hoặc chân để đánh lừa con mồi và bảo toàn mạng sống. Những cơ quan này sau đó sẽ lại tái sinh.

(Trần Thuật Bành, Trần Thiện Dư, Bí ẩn sinh tồn ở sinh vật)

 

Câu 1:

PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH

Lĩnh vực: Ngữ văn (50 câu – 60 phút)

Theo đoạn trích, ý nào sau đây KHÔNG nói đến cách thức để tự vệ của một số loài động vật sống dưới nước?
 

Xem đáp án

Câu 2:

Ý nào sau đây KHÔNG được nói đến trong đoạn trích?

Xem đáp án

Câu 3:

Đoạn trích trên được trình bày theo quy tắc nào? 

Xem đáp án

Câu 4:

Từ “lúc này” (gạch chân, in đậm) trong đoạn trích được dùng chỉ khoảng thời gian nào?

Xem đáp án

Đoạn văn 2

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

Mình và ta

(Chế Lan Viên)

Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình.

Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy!

Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy,

Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành.

(Theo Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2010)

 

Câu 1:

Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 

Xem đáp án

Câu 2:

“Ta” và “mình” trong bài thơ có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Xem đáp án

Câu 3:

Vai trò của “mình” đối với “ta” được thể hiện qua chi tiết nào?

Xem đáp án

Câu 4:

Dựa vào dòng thơ 3, 4, theo em để hiểu được lời gửi gắm, thông điệp của nhà văn, người đọc phải làm gì?

Xem đáp án

Câu 5:

“Ta” với “mình” trong bài thơ là ai? 

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.

Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn.

Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.

Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.

(Để chạm vào hạnh phúc Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)

Câu 1:

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. 

Xem đáp án

Câu 2:

Nêu nội dung chính của văn bản. 

Xem đáp án

Câu 3:

Trong văn bản có nhiều cụm từ được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. 

Xem đáp án

Câu 4:

Hãy giải thích nghĩa hàm ý của từ “nhỏ bé”.

Xem đáp án

Câu 5:

Hãy giải thích nghĩa hàm ý của từ “con người lớn”. 

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, nhưng cũng phải nghĩ đến mọi người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách li toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, nhưng quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh.

Mỗi người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên. Không phá đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng. Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. Một con voi, con hổ, hay con sâu cái kiến, một loài côn trùng, một loại vi khuẩn, một chủng virus nào đó cũng có vị thế trong vũ trụ của Tạo hóa. Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài không chế, thống trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập hòa bình trong sinh thái cân bằng.

Nhận thức lại về thiên nhiên và giống loài trên trái đất để ứng xử là một điều cần thiết. Hi vọng nhân loại sẽ đi qua đại dịch Covid 19. Sau bão giông, trời lại sáng. Những cánh rừng lại xanh. Ngựa, dê, hổ báo nô đùa với con người. Nắng mới tràn mọi ngõ ngách! Cuộc sống thường nhật an lành sẽ lại về trong hạnh phúc bình dị.

(Loài người có bớt ngạo mạn? – Sương Nguyệt Minh, vietnamnet.vn)

Câu 1:

Theo đoạn trích, đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh là hệ quả của việc làm nào?

Xem đáp án

Câu 3:

Trong đoạn trích, cụm từ “chúa tể muôn loài” ẩn dụ cho điều gì? 

Xem đáp án

Câu 4:

Chủ đề của đoạn trích trên là gì? 

Xem đáp án

Câu 5:

Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là gì?

Xem đáp án

Đoạn văn 5

Dựa vào các thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 108 đến câu 110:

"Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có Bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyến biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.

Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục  phân hóa Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.

Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Giai cấp tiểu tư sản phát triến nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Phần đông họ là những người trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu hay hàng hóa,... cho tư bản Pháp. Khi kiếm được số vốn khá, họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản (như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu...).

Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực yếu, không thể đương đầu với sự cạnh tranh của tư bản Pháp. Dần dần, họ phân hóa thành 2 bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chē với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục  diển ra với nội dung và hình thức phong phú".

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, trang 77-79).

Câu 2:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam. Đó là mâu thuẫn giữa 

Xem đáp án

4.6

77 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%