Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án (Đề 5)

10 người thi tuần này 4.9 21.3 K lượt thi 150 câu hỏi 195 phút

🔥 Đề thi HOT:

482 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)

1.4 K lượt thi 235 câu hỏi
285 người thi tuần này

Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)

7.4 K lượt thi 150 câu hỏi
155 người thi tuần này

Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án (Đề 1)

21.5 K lượt thi 150 câu hỏi
151 người thi tuần này

ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai

9.6 K lượt thi 50 câu hỏi
61 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)

371 lượt thi 235 câu hỏi
59 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)

364 lượt thi 236 câu hỏi
58 người thi tuần này

ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Nghĩa của từ

3.8 K lượt thi 36 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 2:

Một vật rơi tự do theo phương trình \(s = \frac{1}{2}g{t^2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right)\), với \(g = 9,8{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {m/{s^2}} \right)\) Vận tốc tức thời tại thời điểm \(t = 5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( s \right)\) là:

Xem đáp án

Câu 3:

Nghiệm của phương trình \({\log _2}\left( {1 - x} \right) = 2\) là:

Xem đáp án

Câu 4:

Giải hệ phương trình \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2{x^2} - 5xy + 2{y^2} = 0}\\{2{x^2} - {y^2} = 7}\end{array}} \right..\]

Xem đáp án

Câu 9:

Giải phương trình \(\cos 2x + 5\sin x - 4 = 0\).

Xem đáp án

Câu 11:

Họ nguyên hàm ∫ \(\int {\frac{{{x^3} + {x^2} - 5}}{{{x^2} + x - 2}}} {\mkern 1mu} dx\) là:

Xem đáp án

Câu 19:

Trong mặt phẳng \(Oxy\), tập hợp điểm biểu diễn số phức \(z\) thỏa mãn \(\left| {z - i} \right| = \left| {2 - 3i - z} \right|\)

Xem đáp án

Câu 20:

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ \(Oxy,\) cho hình chữ nhật \(ABCD\) có diện tích bằng 10, tâm \(I\left( {1;1} \right)\) biết trung điểm \(AD\)\(M\left( {0; - 1} \right).\) Với \({x_D} < 0\), tọa độ điểm \(D\)

Xem đáp án

Câu 28:

Trong không gian \(Oxyz\) cho điểm \(A\left( {1;1; - 2} \right)\) và đường thẳng \(d:\frac{{x - 1}}{2} = \frac{{y + 1}}{1} = \frac{z}{{ - 2}}\). Đường thẳng qua A và song song với d có phương trình tham số là

Xem đáp án

Câu 51:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ...Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi đi..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.

(Trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 2)

 

Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?

Xem đáp án

Câu 52:

Nêu ý nghĩa của đoạn văn trên.

Xem đáp án

Câu 53:

Xác định ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh cái cọcdây mây trong văn bản ?

Xem đáp án

Câu 54:

Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là gì?

Xem đáp án

Câu 55:

Các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên:

Xem đáp án

Câu 58:

Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: “Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.”

Xem đáp án

Câu 59:

Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là gì?

Xem đáp án

Câu 60:

Theo tác giả, mỗi người trên thế giới này được liên tưởng với điều gì?

Xem đáp án

Câu 62:

Phương thức biểu đạt nào sau đây KHÔNG được sử dụng trong bài?

Xem đáp án

Câu 64:

Hình ảnh "đường đời trơn láng" đã thể hiện điều gì?

Xem đáp án

Câu 65:

Nêu ý nghĩa của hai câu thơ:

"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”

Xem đáp án

Câu 66:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

(1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blốc của một người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu...".

 (6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễnhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...

(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)

Nội dung chính của văn bản trên là gì?

Xem đáp án

Câu 67:

Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên.

Xem đáp án

Câu 69:

Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”?

Xem đáp án

Câu 70:

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9).

Xem đáp án

Câu 79:

Đáp án KHÔNG phải đặc điểm ngôn ngữ của văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kí XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945?

Xem đáp án

Câu 80:

Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975?

Xem đáp án

Câu 86:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

(Trích đoạn trích Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1)

Hình ảnh “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” diễn tả những cung bậc cảm xúc nào?

Xem đáp án

Câu 91:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.

(Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Nội dung của đoạn trích là gì?

Xem đáp án

Câu 93:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Vẻ đẹp của dòng sông Hương được thể hiện trong đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 97:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“…Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành…”

( trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn lớp 12, tập một, NXB Giáo dục)

Nêu ý nghĩa tu từ của từ “anh về đất” trong đoạn thơ.

Xem đáp án

Câu 101:

Sự kiện mở đầu cho cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

Xem đáp án

Câu 102:

Với tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929), nền kinh tế Việt Nam

Xem đáp án

Câu 103:

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sảnViệt Nam (tháng10-1930) quyết định đổi tên Đảng thành

Xem đáp án

Câu 104:

Kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi ra đời là kết quả của

Xem đáp án

Câu 105:

Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là:

Xem đáp án

Câu 106:

Kế hoạch Nava là sản phẩm của

Xem đáp án

Câu 107:

Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 ở Việt Nam được mở trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 108:

Ba mươi năm ấy chân không mỏi/ Mà đến bây giờ mới tới nơi” (Tố Hữu), là hai câu thơ nói về sự kiện nào?

Xem đáp án

Câu 109:

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:

Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Thực tế đó trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc – Nam là sớm được sum họp trong một đại gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.

Đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời cũng phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc – “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” - Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 – 1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Từ ngày 15 đến ngày 21 - 11 - 1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền tham dự. Hội nghị nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Ngày 25 – 4 – 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8% tổng số cử tri đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu.

Từ ngày 24 – 6 đến ngày 3 – 7 – 1976, Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống nhất học kì đầu tiên tại Hà Nội.

Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam thống nhất, quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2 – 7 – 1976), quyết định Quốc huy mang dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn - Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

Quốc hội bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 201 - 202)

 

Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước là

Xem đáp án

Câu 110:

Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau 1975?

Xem đáp án

Câu 111:

Hạn chế lớn nhất trong phát triển công nghiệp Nhật Bản là

Xem đáp án

Câu 112:

Vấn đề dân cư mà Nhà nước Liên bang Nga quan tâm nhất hiện nay là

Xem đáp án

Câu 113:

Ở Việt Nam, vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng là

Xem đáp án

Câu 114:

Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra)?

Xem đáp án

Câu 117:

Ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?

Xem đáp án

Câu 118:

Ở nước ta, trong các ngành giao thông vận tải sau, ngành nào có ý nghĩa quan trọng đối với vận tải quốc tế?

Xem đáp án

Câu 119:

Tây Nguyên hiện nay phát triển mạnh

Xem đáp án

Câu 120:

Vấn đề quan trọng trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là

Xem đáp án

Câu 121:

Hai hạt nhân \(_3^1H\)\(_2^3He\) có cùng

Xem đáp án

Câu 135:

Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Khi đun nóng bình cầu ở nhiệt độ ≥ 170oC thì hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm đựng dung dịch brom là

Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Khi đun nóng bình cầu ở nhiệt độ  (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 136:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Câu 139:

Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25oC). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi?

Xem đáp án

Câu 141:

Cây không sử dụng được nitơ phân tử N2 trong không khí vì:

Xem đáp án

Câu 142:

Trạng thái có sự biến đổi lí hoá xảy ra trong tế bào sống khi bị kích thích gọi là

Xem đáp án

Câu 144:

Cơ sở tế bào học đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là

Xem đáp án

Câu 145:

Dạng đột biến nào sau đây làm cho alen đột biến tăng 2 liên kết hiđrô?

Xem đáp án

Câu 147:

Theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào sau đây cho đời con có ưu thế lai cao nhất?

Xem đáp án

Câu 148:

Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà chúng khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do

Xem đáp án

Câu 149:

Quần thể sinh vật là

Xem đáp án

4.9

8 Đánh giá

88%

13%

0%

0%

0%