Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 4. Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản (Phần 2) có đáp án (Thông dụng)

  • 623 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Gieo một đồng xu hai lần liên tiếp. Xác suất để cả hai lần xuất hiện mặt sấp là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Gọi S là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt sấp, N là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt ngửa.

Không gian mẫu là:

Ω = {SN; SS; NS; NN} và n(Ω) = 4.

Gọi biến cố A: “Cả hai lần xuất hiện mặt sấp”. Các kết quả thuận lợi của A là: SS.

Do đó, n(A) = 1.

Vậy xác suất để cả hai lần xuất hiện mặt sấp là: \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{1}{4} = 0,25\).


Câu 2:

Gieo một đồng xu hai lần liên tiếp. Xác suất để hai lần tung kết quả khác nhau là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Gọi S là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt sấp, N là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt ngửa.

Không gian mẫu là:

Ω = {SN; SS; NS; NN} và n(Ω) = 4.

Gọi biến cố A: “Hai lần tung kết quả khác nhau”. Các kết quả thuận lợi của A là: SN; NS.

Do đó, n(A) = 2.

Vậy xác suất để hai lần tung kết quả khác nhau là: \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{2}{4} = 0,5\).


Câu 3:

Gieo một đồng xu ba lần liên tiếp. Xác suất để ba lần tung kết quả giống nhau là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Gọi S là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt sấp, N là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt ngửa.

Không gian mẫu là:

Ω = {SSN; SSS; SNN; SNS; NSS; NSN; NNS; NNN} và n(Ω) = 8.

Gọi biến cố A: “ba lần tung kết quả giống nhau”. Các kết quả thuận lợi của A là: SSS, NNN.

Do đó, n(A) = 2

Vậy xác suất để hai lần tung kết quả khác nhau là: \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{2}{8} = 0,25\).


Câu 4:

Gieo một đồng xu ba lần liên tiếp. Xác suất để xuất hiện ít nhất một lần mặt ngửa là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Gọi S là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt sấp, N là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt ngửa.

Không gian mẫu là:

Ω = {SSN; SSS; SNN; SNS; NSS; NSN; NNS; NNN} và n(Ω) = 8

Gọi biến cố A: “ít nhất một lần mặt ngửa”. Các kết quả thuận lợi của biến cố A là:

SSN; SNN; SNS; NSS; NSN; NNS; NNN.

Do đó n(A) = 7

Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{7}{8}\).


Câu 5:

Gieo một con xúc xắc. Xác suất để mặt chấm chẵn xuất hiện là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Không gian mẫu là:

Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6} và n(Ω) = 6

Xét biến cố A: “mặt chấm chẵn xuất hiện”. Các kết quả thuận lợi của A là:

2; 4; 6

Do đó, n(A) = 3

Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{3}{6} = 0,5\).


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận