Dạng 1: Sử dụng phương pháp tổ hợp có đáp án

  • 209 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 1:

Một lớp có 40 học sinh, trong đó có 4 học sinh tên Anh. Trong một lần kiểm tra bài cũ, thầy giáo gọi ngẫu nhiên hai học sinh trong lớp lên bảng. Xác suất để hai học sinh tên Anh lên bảng bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Chọn ngẫu nhiên 2 học sinh từ 40 học sinh. Số phần tử của không gian mẫu  nΩ = C402 = 780.

Gọi A là biến cố: “Gọi hai học sinh tên Anh lên bảng”

Ta có  nA = C42 = 6.

Vậy xác suất cần tìm là  PA = 6780 = 1130.


Câu 2:

Hộp A có 4 viên bi trắng, 5 viên bi đỏ và 6 viên bi xanh. Hộp B có 7 viên bi trắng, 6 viên bi đỏ và 5 viên bi xanh. Lấy ngẫu nhiên mỗi hộp một viên bi, xác suất để hai viên bi được lấy ra có cùng màu là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Chọn mỗi hộp 1 viên bi. Số phần tử của không gian mẫu:  nΩ=C151C181=270.

Biến cố A: “Hai viên bi được lấy ra có cùng màu”

Trường hợp 1: 2 viên màu trắng, có  C41C71=28 cách chọn.

Trường hợp 2: 2 viên màu đỏ, có  C51C61=30 cách chọn.

Trường hợp 3: 2 viên màu xanh, có  C61C51=30 cách chọn.

Số cách chọn từ mỗi hộp 1 viên bi sau cho 2 viên bi cùng màu là: 28 + 30 + 30 = 88.

Suy ra n(A) = 88.

Vậy xác suất cần tìm là  PA=nAnΩ=88270=44135.


Câu 3:

Trong một đợt kiểm tra định kỳ, giáo viên chuẩn bị một hộp đựng 15 câu hỏi gồm 5 câu hỏi Hình học và 10 câu hỏi Đại số khác nhau. Mỗi học sinh bốc ngẫu nhiên từ hộp đó 3 câu hỏi để làm đề thi cho mình. Xác suất để một học sinh bốc được đúng một câu hình học là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Xét phép thử: “ Chọn 3 câu hỏi từ 15 câu hỏi”. Suy ra,  nΩ = C15 3= 455.

Gọi A là biến cố: “ Chọn được đúng 1 câu hình”

– Có  C51 cách chọn 1 câu từ 5 câu Hình học.

– Có  C102 cách chọn 2 câu trong 10 câu Đại số.

Suy ra  nA= C51C102 = 225.

Xác suất biến cố A là:  PA=nAnΩ=225455=4591.


Câu 4:

Có 5 học sinh không quen biết nhau cùng đến một cửa hàng kem có 6 quầy phục vụ. Xác suất để có 3 học sinh cùng vào một quầy và 2 học sinh còn lại vào một quầy khác là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có mỗi học sinh có 6 cách chọn quầy phục vụ nên  nΩ = 65.

Gọi A là biến cố thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Chọn 3 học sinh trong 5 học sinh để vào cùng một quầy  C53.

Sau đó chọn 1 quầy trong 6 quầy để các em vào là  C61.

Còn 2 học sinh còn lại có  C51 cách chọn quầy để vào cùng.

Nên  nA = C53C61C51.

Vậy  PA=nAnΩ=C53C61C5165.


Câu 5:

Một hộp đựng 9 viên bi trong đó có 4 viên bi đỏ và 5 viên bi xanh. Lấy ngẫu nhiên từ hộp 3 viên bi. Xác suất để 3 viên bi lấy ra có ít nhất 2 viên bi màu xanh là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi từ 9 viên trong hộp. Số phần tử không gian mẫu:  nΩ = C93.

Gọi biến cố A: “Lấy được ít nhất 2 viên bi màu xanh”.

Trường hợp 1: 2 viên màu xanh, 1 viên khác màu xanh. Có  C52C41 cách chọn

Trường hợp 2: 3 viên màu xanh có  C53 cách chọn

Suy ra  .nA = C52C41 + C53

Vậy  PA = C52C41+C53C93 = 2542.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận