Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 12)
253 lượt thi 150 câu hỏi 150 phút
Danh sách câu hỏi:
Câu 10:
Số nghiệm nguyên của bất phương trình \(\left( {{x^2} - 5x + 4} \right)\sqrt {{x^2} - 9} \le 0\) là
Câu 120:
Nguyên nhân chính gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn khi nó dao động trong không khí là
Đoạn văn 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
(1) Mắt là cơ quan thị giác của con người. Trên thực tế, mắt có thể “truyền thần” được là do sự nở to hoặc thu nhỏ của con ngươi, sự chuyển động của nhãn cầu, sự khép mở của mi mắt cũng như cái nhìn chăm chú hay lướt qua...
(2) Năm 1960 – 1964, nhà khoa học Walter Rudolf Hess cùng các đồng nghiệp đã tiến hành thí nghiệm với một chú mèo và phát hiện ra rằng, khi mèo bị thức ăn hay đồ chơi kích thích thì con ngươi của mắt chúng mở to ra. Về sau, họ tiếp tục tiến hành một loạt công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự biến đổi của con ngươi ở mắt người với sự biểu lộ tư tưởng và tình cảm. Họ phát hiện ra rằng, những kích thích làm cho con người buồn chán có tác dụng thu nhỏ con ngươi của mắt lại, còn những kích thích làm cho con người phấn chấn có tác dụng làm cho con ngươi của mắt nở to. Khi hoảng sợ hoặc phấn khởi tột độ, con ngươi của mắt họ giãn nở gấp bốn lần lúc bình thường. Do đó, các chuyên gia nhất trí nhận định rằng: Sự biến đổi của con ngươi ở mắt người là tiêu chí của hoạt động hệ thống thần kinh trung ương.
(Thế Trưởng, Bùi Sao, Tâm lí và sinh lí, NXB Dân Trí, 2015)
Câu 53:
Theo đoạn trích, khi con ngươi của mắt thu nhỏ lại là con người đang ở trong trạng thái nào?
Đoạn văn 2
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
(Tràng giang – Huy Cận)
Đoạn văn 3
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
Hôm ấy Tôn Càn theo lệnh Quan Công vào thành ra mắt Trương Phi. Thi lễ xong, nói chuyện Huyền Đức đã bỏ Viên Thiệu sang Nhữ Nam, Vân Trường thì ở Hứa Đô, vừa đưa hai phu nhân đến đây. Rồi mời Trương Phi ra đón.
Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc. Tôn Càn thấy lạ, nhưng không dám hỏi cũng phải theo ra thành.
Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón. Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.
Quan Công giật mình, vội tránh mũi mâu, hỏi:
– Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru?
Trương Phi hầm hầm quát:
– Mày đã bội nghĩa, còn mặt nào đến gặp tao nữa?
Quan Công nói:
– Ta thế nào là bội nghĩa?
Trương Phi nói:
– Mày bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu tứ tước, nay lại đến đây đánh lừa tao! Phen này tao quyết liều sống chết với mày!
(Hồi trống Cổ Thành – La Quán Trung)
Đoạn văn 4
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
Du nhập vào Thăng Long khá phức tạp nhưng có thể chia thành hai nhóm chính: Thứ nhất là trí thức và tầng lớp quý tộc địa phương, thứ hai là thường dân. Có muôn vàn lí do dân tứ chiếng nhập cư vào Thăng Long nhưng với thường dân thì Thăng Long là miền đất hứa. Họ mong muốn tìm được cuộc sống tốt đẹp hơn ở mảnh đất này. Ở góc độ khác, trong quá trình phát triển và hoàn thiện của một đô thị, Thăng Long cũng cần dân nhập cư. Vì có công với nhà Lý, các họ Tống, Lê, Trịnh ở Hữu Tiệp (nay thuộc phường Ngọc Hà, quận Ba Đình) từ Tống Sơn (Thanh Hóa) và Hoa Lư (Ninh Bình) kéo nhau ra Thăng Long từ thế kỉ XI. Đến đời Trần, do có tuyên ngôn “Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông”, một người làm quan, cả họ được nhờ nên dân xứ Nam lũ lượt kéo lên Thăng Long. Không chỉ dân ở các vùng miền ra Thăng Long sống chung với các làng hay lập ấp mới mà còn có cả tù binh. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp giãi bày, ông không phải người gốc Việt, cụ tổ của ông là người Chăm bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến tranh giữa Đại Việt và Chăm Pa nửa cuối thế kỉ XIV. Song người dân ở các vùng quê không thể dứt áo ra kinh đô là do chế độ sở hữu ruộng đất. Vì công điền nên tất cả phải cùng làm, cùng ăn và thời kì đó làm nông nghiệp rất vất vả, chống chọi với thiên nhiên bão lũ khi cả vùng đồng bằng Bắc Bộ là đất trũng. Họ phải cùng nhau đắp đê, cấy hái và dù sao họ cũng có mức sống tối thiểu nên ít ai tính chuyện ra Thăng Long.
(Nguyễn Ngọc Tiến, Đi xuyên Hà Nội, NXB Trẻ, 2015, tr. 71 - 72)
Đoạn văn 5
Dựa vào các thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 108 đến câu 110:
"Với cương vị là phái viên của Quốc tế Cộng sản, có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới phong trào cách mạng ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đến Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) để bàn việc hợp nhất.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6-1-1930 tại Cửu Long, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Dự Hội nghị có Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh là đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam Cộng sản đảng.
Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức công sản riêng rē và nếu chương trình Hội nghị.
Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng,... do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Nhiệm vụ của cuộc cách mạng là đánh đố đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất v.v... Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam-đội tiên phong của giai cấp vô sản-sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đến vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lōi của cương lĩnh này".
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, trang 87-88)
51 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%