Dạng 1: Chứng minh tứ giác là hình chữ nhật có đáp án

  • 1556 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 1:

Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA 

a) Chứng minh EFGH là hình bình hành.

Xem đáp án
Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau.   a) Chứng minh EFGH là hình bình hành. (ảnh 1)

a) Ta có: EA=EBgtFB=FCgtEF là đường trung bình của ΔBACEF//AC và EF=12AC (1)

Ta có: HA=HDgtGC=GDgtHG là đường trung bình của ΔDACHG//AC và HG=12AC (2)

Từ (1), (2) suy ra EF // HG và EF = HG 

Vậy EFGH là hình bình hành (3) 


Câu 2:

b) Tứ giác EFGH là hình gì?

Xem đáp án

b) Ta có: EFGH là hình bình hành.

Ta có: EA=EBgtHA=HDgtDE là đường trung bình của ΔABDHE//BD

Ta có: EF//ACACBDEFBD

Ta có: EFBDHE//BDEFHE    (4)

Từ (3), (4), suy ra hình bình hành EFGH có E^=90o nên EFGH là hình chữ nhật.


Câu 3:

Cho tam giác ABC vuông cân tại C. Trên các cạnh AC, BC lần lượt lấy các điểm P, Q sao cho AP = CQ. Từ điểm P vẽ PM song song với BC MAB. 

a) Chứng minh  PM = CQ.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông cân tại C. Trên các cạnh AC, BC lần lượt lấy các điểm P, Q Chứng minh  PM = CQ. (ảnh 1)

a) Ta có: A^=B^ ( vì ΔABC vuông cân tại C ) (1) 

Vì PM // BC nên  PMA^=B^ ( hai góc đồng vị) (2) 

Từ (1), (2) suy ra A^=PMA^ ( vì cùng bằng B^ )

ΔAPM cân tại P => AP = PM ( hai cạnh bên bằng nhau)

Ta có: AP=CQgtAP=PMPM=CQ 


Câu 4:

b) Chứng minh tứ giác PCQM là hình chữ nhật.

Xem đáp án

b) Ta có: PM//CQPM=CQPCQM là hình bình hành ( tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau)

Lại có C^=90o 

Vậy PCQM là hình chữ nhật.


Câu 5:

Cho tam giác ABC, các trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. Gọi P là điểm đối xứng của M qua G, gọi Q là điểm đối xứng của N qua G.

a) Tứ giác MNPQ là hình gì? Vì sao?

Xem đáp án
Cho tam giác ABC, các trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G.  a) Tứ giác MNPQ là hình gì? Vì sao? (ảnh 1)

a) Ta có:

GM = GP (vì P là điểm đối xứng của M qua G) (1)

GN = GQ ( vì Q là điểm đối xứng của N qua G) (2)

Từ (1), (2) suy ra MNPQ là hình bình hành ( vì có G là trung điểm của hai đường chéo MP và NQ )


Bài thi liên quan:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận