Bộ 25 đề thi học kì 1 Toán 12 năm 2022-2023 (tiếp theo) - Đề 27 có đáp án

  • 2786 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

Câu 1:

Cho hình nón đỉnh S có đường cao bằng 6cm, bán kính đáy bằng 10cm. Trên đường tròn đáy lấy hai điểm A, B sao cho \(AB = 12cm\). Diện tích tam giác bằng:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp:

+) Gọi M là trung điểm của AB, O là tâm của đường tròn đáy \( \Rightarrow OM \bot AB\)

+) Tính AB, SM, \({S_{\Delta SAB}} = \frac{1}{2}SM.AB\)

Cách giải:
Cho hình nón đỉnh S có đường cao bằng 6cm, bán kính đáy bằng 10cm. Trên đường tròn đáy lấy (ảnh 1)

Gọi M là trung điểm của AB, O là tâm của đường tròn đáy \( \Rightarrow OM \bot AB\)

\(\Delta OMB\) vuông tại M \( \Rightarrow OM = \sqrt {O{B^2} - M{B^2}} = \sqrt {{{10}^2} - {{\left( {\frac{{12}}{2}} \right)}^2}} = 8\left( {cm} \right)\)

\(\Delta OMS\) vuông tại O \( \Rightarrow SM = \sqrt {S{O^2} + O{M^2}} = \sqrt {{6^2} + {8^2}} = 10\left( {cm} \right)\)

Ta có: \(AB \bot SO,\,\,AB \bot OM \Rightarrow AB \bot \left( {SOM} \right) \Rightarrow AB \bot SM\)

Diện tích tam giác SAB: \({S_{\Delta SAB}} = \frac{1}{2}SM.AB = \frac{1}{2}.10.12 = 60\left( {c{m^2}} \right)\)

Câu 2:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành và có thể tích bằng 1. Trên cạnh SC lấy điểm sao cho \(SE = 2EC\). Tính thể tích của khối tứ diện SEBD.

Xem đáp án

Đáp án A

Sử dụng công thức tỉ số thể tích cho khối chóp tam giác

(Công thức Simson): Cho khối chóp S.ABC, các điểm \({A_1},\,{B_1},\,{C_1}\) lần lượt thuộc SA, SB, SC. Khi đó, \(\frac{{{V_{S.{A_1}{B_1}{C_1}}}}}{{{V_{S.ABC}}}} =
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành và có thể tích bằng 1. Trên cạnh SC (ảnh 1) 

\frac{{S{A_1}}}{{SA}}.\frac{{S{B_1}}}{{SB}}.\frac{{S{C_1}}}{{SC}}\)

Cách giải:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành và có thể tích bằng 1. Trên cạnh SC (ảnh 2)

Ta có: \(\frac{{{V_{S.EBD}}}}{{{V_{S.CBD}}}} = \frac{{SE}}{{SC}} = \frac{2}{3} \Rightarrow {V_{S.EBD}} = \frac{2}{3}{V_{S.CBD}}\)

\({V_{S.CBD}} = \frac{1}{2}{V_{S.ABCD}}\left( {do\,\,{S_{BCD}} = \frac{1}{2}{S_{ABCD}}} \right)\)

\( \Rightarrow {V_{S.EBD}} = \frac{2}{3}.\frac{1}{2}{V_{S.ABCD}} = \frac{1}{3}.1 = \frac{1}{3}\)



Câu 3:

Cho \({\log _2}3 = a\). Hãy tính \({\log _4}54\) theo a.

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp:

\({\log _a}b = \frac{{{{\log }_c}b}}{{{{\log }_c}a}},\,\,\,{\log _{{a^c}}}b = \frac{1}{c}{\log _a}b,\,\,\,{\log _a}{b^c} = c{\log _a}b\,\,\left( {0 < a,c \ne 1;\,b > 0} \right)\)

Cách giải:

\({\log _4}54 = \frac{1}{2}{\log _2}54 = \frac{1}{2}\left( {{{\log }_2}{3^3} + {{\log }_2}2} \right) = \frac{1}{2}\left( {3{{\log }_2}3 + 1} \right) = \frac{1}{2}\left( {3a + 1} \right)\)


Câu 4:

  • Giải bất phương trình \({\left( {\sqrt {10} - 3} \right)^x} > \sqrt {10} + 3\) có kết quả là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp:

Giải bất phương trình mũ cơ bản, đưa về cùng cơ số.

Cách giải:

\({\left( {\sqrt {10} - 3} \right)^x} > \sqrt {10} + 3 \Leftrightarrow \left( {\sqrt {10} - 3} \right) > {\left( {\sqrt {10} - 3} \right)^{ - 1}} \Leftrightarrow x < - 1\,\,\left( {do\,\,0 < \sqrt {10} - 3 < 1} \right)\)


Câu 5:

Đồ thị bên là của hàm số nào:

Đồ thị bên là của hàm số nào: A. y = (2x - 1) / (x - 1) B. y = (2x + 5) / (x + 1) C. y = (x + 2) / (x + 1) (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp:

Dựa vào các đường tiệm cận của đồ thị hàm số và giao điểm của đồ thị hàm số với các trục tọa độ.

Cách giải:

Đồ thị hàm số ở hình bên có TCĐ là \(x = - 1\) và TCN là \(y = 2\). Như vậy, có hàm số \(y = \frac{{2x + 5}}{{x + 1}}\)\(y = \frac{{2x + 1}}{{x + 1}}\) thỏa mãn.

Mặt khác, đồ thị hàm số cắt Oy tại điểm có tung độ bằng 1 \( \Rightarrow \) Ta chọn phương án D: \(y = \frac{{2x + 1}}{{x + 1}}\)


Bài thi liên quan:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận