Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án (Phần 73)

  • 13716 lượt thi

  • 47 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 1:

Trong khôn gian với hệ tọa độ Oxyz, cho các điểm A(2; 0; 0), B(0; 3; 0), C(0; 0; –4). Gọi H là trực tâm tam giác ABC. Tìm phương trình tham số của đường thẳng OH trong các phương án sau:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vì H là trực tâm của tam giác ABC nên \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\overrightarrow {AH} .\overrightarrow {BC} = 0}\\{\overrightarrow {BH} .\overrightarrow {AC} = 0}\\{[\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} ].\overrightarrow {AH} = 0}\end{array}} \right.\)

Ta giả sử \(H(x,y,z)\), ta có:

\(\begin{array}{l}\overrightarrow {BC} = (0; - 3; - 4)\\\overrightarrow {AC} = ( - 2;0; - 4)\\\overrightarrow {AH} = (x - 2;y;z)\\\overrightarrow {BH} = (x;y - 3;z)\\\overrightarrow {AB} = ( - 2;3;0)\end{array}\)

\(\overrightarrow {AH} .\overrightarrow {BC} = 0 \Leftrightarrow 3y + 4z = 0\)                     (1)

\(\overrightarrow {BH} \cdot \overrightarrow {AC} = 0 \Leftrightarrow x + 2z = 0\)                   (2)

Ta có: \([\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} ] = ( - 12; - 8;6)\)

Suy ra \[\left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right] \cdot \overrightarrow {AH} = 0\]

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow - 12(x - 2) - 8y + 6z = 0\\ \Leftrightarrow - 6x - 4y + 3z + 12 = 0\end{array}\)          (3)

Từ (1), (2) và (3) ta có hệ phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{3y + 4z = 0}\\{x + 2z = 0}\\{ - 6x - 4y + 3z + 12 = 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = \frac{{72}}{{61}}}\\{y = \frac{{48}}{{61}}}\\{z = \frac{{ - 36}}{{61}}}\end{array}} \right.\)

Suy ra \(H\left( {\frac{{72}}{{61}};\frac{{48}}{{61}};\frac{{ - 36}}{{61}}} \right)\)

Do đó \(\overrightarrow {OH} = \left( {\frac{{72}}{{61}};\frac{{48}}{{61}};\frac{{ - 36}}{{61}}} \right)\) là vecto chỉ phương của OH

Chọn \(\vec u = (6,4, - 3)\) là VTCP của OH và OH qua O(0; 0; 0) nên phương trình tham số là \(\left\{ \begin{array}{l}x = 6t\\y = 4t\\z = - 3t\end{array} \right.\)

Vậy đáp án cần chọn là C.


Câu 2:

Từ các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn gồm 5 chữ số đôi một khác nhau, đồng thời chia hết cho 9.

Xem đáp án

Ta thấy tổng 5 chữ số nhỏ nhất là 1 + 2 + 3 + 4 + 5 = 15

Tổng 5 chữ số lớn nhất là 3 + 4 + 5 + 6 + 7 =25

Do đó tổng của 5 chữ số luôn nằm nữa 15 và 25. Do đó tổng đó chia hết cho 9 nên nó chỉ có thể là 18

Mặt khác tổng của 7 chữ số là 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 = 28

Để có được tổng 18 ta cần loại đi 2 chữ số có tổng bằng 28 – 18 = 10

Do đó có các trường hợp: loại cặp 3; 7 còn 5 số 1; 2 ; 4; 5; 6 hoặc loại cặp 4; 6 còn 5 số 1; 2; 3; 5; 7

Số số thỏa mãn là: 3 . 4! + 1 . 4! = 96 số

Vậy ta lập được 96 số.


Câu 3:

Bất phương trình nào sau đây tương đương với bất phương trình x + 5 > 0?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Bất phương trình \({\rm{x}} + 5 > 0 \Leftrightarrow {\rm{x}} > - 5\)

Bất phương trình \({({\rm{x}} - 1)^2}({\rm{x}} + 5) > 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne 1\\x > - 5\end{array} \right.\) nên phương án A sai

Bất phương trình \({x^2}(x + 5) > 0 \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x \ne 0}\\{x > - 5}\end{array}} \right.\) nên phương án B sai

Bất phương trình \(\sqrt {{\rm{x}} + 5} ({\rm{x}} + 5) > 0 \Leftrightarrow {\rm{x}} > - 5\) nên phương án \({\rm{C}}\)đúng

Bất phương trình \(\sqrt {x + 5} \left( {x - 5} \right) > 0 \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x + 5 > 0}\\{x - 5 > 0}\end{array} \Leftrightarrow x > 5} \right.\) nên phương án D sai

Vậy đáp án cần chọn là C.


Câu 4:

Cho hàm số f(x) có bảng biến thiên như sau:

Số nghiệm thuộc đoạn [-pi; 2pi] của phương trình 2f(sinx) + 3 = 0 là: A. 4 B. 6 C. 3 (ảnh 1)

Số nghiệm thuộc đoạn [–π; 2π] của phương trình 2f(sinx) + 3 = 0 là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phương trình \(2f(\sin x) + 3 = 0 \Leftrightarrow f(\sin x) = - \frac{3}{2}\quad (*)\) có nghiệm trên [–π; 2π]

Đường thẳng \(y = - \frac{3}{2}\) cắt đồ thị hàm số \(y = f(\sin x)\) tại các điểm trên [–π; 2π]

Đặt \(\sin x = t \Rightarrow x \in [ - \pi ;2\pi ] \Rightarrow t \in [ - 1;1]\)

Ta có bảng biến thiên:

Số nghiệm thuộc đoạn [-pi; 2pi] của phương trình 2f(sinx) + 3 = 0 là: A. 4 B. 6 C. 3 (ảnh 2)

Dựa vào bảng biến thiên ta có: đường thẳng \(y = - \frac{3}{2}\) cắt đồ thị hàm số y = f(t) tại hai điểm phân biệt

Ta có \((*) \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{\sin x = {t_1} \in (0;1)}\\{\sin x = {t_2} \in ( - 1;0)}\end{array}} \right.\)

Số nghiệm thuộc đoạn [-pi; 2pi] của phương trình 2f(sinx) + 3 = 0 là: A. 4 B. 6 C. 3 (ảnh 3)

Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy:

+) Đường thẳng y = t1 cắt đồ thị hàm số y = sinx tại hai điểm phân biệt trong [–π; 2π]

+) Đường thẳng y = t1 cắt đồ thị hàm số y = sinx tại bốn điểm phân biệt trong [–π; 2π]

Như vậy đường thẳng \(y = - \frac{3}{2}\) cắt đồ thị hàm số \(y = f(\sin x)\) tại 6 điểm phân biệt trên [–π; 2π]

Suy ra phương trình đã cho có 6 nghiệm phân biệt

Vậy đáp án cần chọn là B.


Câu 5:

Cho biết \(\tan \alpha = \frac{2}{3}\). Tính giá trị biểu thức \(M = \frac{{{{\sin }^3}\alpha + 3c{\rm{o}}{{\rm{s}}^3}\alpha }}{{27{{\sin }^3}\alpha - 25co{{\rm{s}}^3}\alpha }}\).

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

\(\tan \alpha = \frac{2}{3}\) nên cosα ≠ 0

Chia cả từ và mẫu của \({\rm{M}}\) cho cos3α ta được:

\(M = \frac{{{{\sin }^3}\alpha + 3{{\cos }^3}\alpha }}{{27{{\sin }^3}\alpha - 25{{\cos }^3}\alpha }} = \frac{{\frac{{{{\sin }^3}\alpha }}{{{{\cos }^3}\alpha }} + 3\frac{{{{\cos }^3}\alpha }}{{{{\cos }^3}\alpha }}}}{{27\frac{{{{\sin }^3}\alpha }}{{{{\cos }^3}\alpha }} - 25\frac{{{{\cos }^3}\alpha }}{{{{\cos }^3}\alpha }}}} = \frac{{{{\tan }^3}\alpha + 3}}{{27{{\tan }^3}\alpha - 25}}\)

Thay \(\tan \alpha = \frac{2}{3}\) ta được \(M = \frac{{{{\left( {\frac{2}{3}} \right)}^3} + 3}}{{27 \cdot {{\left( {\frac{2}{3}} \right)}^3} - 25}} = \frac{{ - 89}}{{459}}\)

Vậy đáp án cần chọn là D.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận