Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án (Phần 50)

  • 13776 lượt thi

  • 48 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 1:

Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số. Chọn ngẫu nhiên đồng thời hai số từ tập hợp S. tính xác suất để hai số được chọn có chữ số hàng đơn vị giống nhau.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Số tự nhiên có 2 chữ số là: \(C_9^1.C_{10}^1 = 90\) (số).

\(\Omega :\) “Chọn ngẫu nhiên 2 số từ tập hợp S” \({n_\Omega } = C_{90}^2\)

A: “Chọn được 2 số có chữ số hàng đơn vị giống nhau”.

· TH1: Chữ số hàng đơn vị là 0 Có 9 chữ số là: 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90.

 Số cách chọn 2 số là: \(C_9^2.\)

Tương tự với các số có chữ số hàng đơn vị là: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.

 Có tất cả 10 trường hợp giống nhau.

\({n_A} = 10.C_9^2\)

\({P_A} = \frac{{10.C_9^2}}{{C_{90}^2}} = \frac{8}{{89}}.\)


Câu 2:

Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số. Trong các số: 7; 15; 106; 99, số nào thuộc và số nào không thuộc tập S? Dùng kí hiệu để trả lời.

Xem đáp án

Vì S là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số nên tập S là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 9 và nhỏ hơn 100.

Do đó: S = {x | x là số tự nhiên và 9 < x < 100}.

Nhận thấy: 15; 99 là phần tử của S, 7; 106 không là phần tử của S

Vậy 7 S; 15 S; 106 S; 99 S.


Câu 3:

Số nghiệm của phương trình \({\log _3}x = {\log _2}\left( {1 + \sqrt x } \right)\)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

ĐK: x > 0.

Đặt \(t = {\log _3}x = {\log _2}\left( {1 + \sqrt x } \right)\) (vì \(1 + \sqrt x > 1\) \(t = {\log _2}\left( {1 + \sqrt x } \right) > 0\))

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = {3^t}}\\{1 + \sqrt x = {2^t}}\end{array}} \right.\) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = {3^t}}\\{x = {{\left( {{2^t} - 1} \right)}^2}}\end{array}} \right.\)

\({3^t} = {\left( {{2^t} - 1} \right)^2}\) \({3^t} = {4^t} - {2.2^t} + 1\) \({\left( {\frac{3}{4}} \right)^t} = 1 - 2.{\left( {\frac{1}{2}} \right)^t} + {\left( {\frac{1}{4}} \right)^t}\)

\({\left( {\frac{3}{4}} \right)^t} + 2.{\left( {\frac{1}{2}} \right)^t} - {\left( {\frac{1}{4}} \right)^t} = 1\)

Xét hàm số \(f\left( t \right) = {\left( {\frac{3}{4}} \right)^t} + 2.{\left( {\frac{1}{2}} \right)^t} - {\left( {\frac{1}{4}} \right)^t}\) trên (0; +∞) có:

\(f'\left( t \right) = {\left( {\frac{3}{4}} \right)^t}\ln \frac{3}{4} + 2{\left( {\frac{1}{2}} \right)^t}\ln \frac{1}{2} - {\left( {\frac{1}{4}} \right)^t}\ln \frac{1}{4}\)

\( = {\left( {\frac{3}{4}} \right)^t}\ln \frac{3}{4} + 2{\left( {\frac{1}{2}} \right)^t}\ln \frac{1}{2} + 2.{\left( {\frac{1}{4}} \right)^t}\ln \frac{1}{2}\)

\(\ln \frac{3}{4} < 0,\,\,\ln \frac{1}{2} < 0\) nên \(f'\left( t \right) < 0,\) t > 0.

Do đó hàm số f(t) nghịch biến trên (0; +∞).

Dễ thấy f(2) = 1 nên phương trình f(t) = 1 có nghiệm duy nhất t = 2.

Suy ra \({\log _3}x = 2\) x = 9.

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 9.


Câu 4:

Giải phương trình: \(3{\log _3}\left( {1 + \sqrt x + \sqrt[3]{x}} \right) = 2{\log _2}\left( {\sqrt x } \right).\)

Xem đáp án

Đặt \({\log _2}x = 6t\) x = 26t.

Thay vào phương trình ta có:

\(3{\log _3}\left( {1 + {2^{3t}} + {2^{2t}}} \right) = 2{\log _2}\left( {{2^{3t}}} \right) = 6t\)

\({\log _3}\left( {1 + {2^{3t}} + {2^{2t}}} \right) = 2t\)

\(1 + {2^{3t}} + {2^{2t}} = {3^{2t}}\)

\({\left( {\frac{1}{9}} \right)^t} + {\left( {\frac{8}{9}} \right)^t} + {\left( {\frac{4}{9}} \right)^t} = 1\) (chia cả 2 vế cho 32t)

Xét hàm số \(f\left( t \right) = {\left( {\frac{1}{9}} \right)^t} + {\left( {\frac{8}{9}} \right)^t} + {\left( {\frac{4}{9}} \right)^t} - 1\).

Ta thấy f(2) = 0.

Vì f(t) là hàm nghịch biến nên phương trình f(t) = 0 có 1 nghiệm duy nhất.

Suy ra t = 2 là nghiệm duy nhất.

Ta có: t = 2 \({\log _2}x = 6.2 = 12\)

\(x = {2^{12}} = 4096\)

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 4096.


Câu 5:

Đồ thị hàm số y = ax3 + bx2 + cx + d có hai điểm cực trị là A(1; −7); B(2; −8). Tính y(−1).

Xem đáp án

Đồ thị hàm số đi qua A và B nên \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a + b + c + d = - 7}\\{8a + 4b + 2c + d = - 8}\end{array}} \right.\)

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{d = - 7 - a - b - c}\\{7a + 3b + c = - 1\,\,\,\left( 1 \right)}\end{array}} \right.\)

Ta có: \(y' = 3a{x^2} + 2bx + c = 0\) có 2 nghiệm x = 1 và x = 2 (hoành độ của A và B) nên

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{3a + 2b + c = 0\,\,\left( 2 \right)}\\{12a + 4b + c = 0\,\,\left( 3 \right)}\end{array}} \right.\)

Từ (1), (2) và (3) ta có a = 2; b = −9; c = 12 d = −12

Khi đó y(−1) = −a + b – c + d = −35.

Vậy y(−1) = −35.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận