Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án ( Phần 3)

  • 13705 lượt thi

  • 76 câu hỏi

  • 70 phút

Câu 1:

Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O), vẽ hai tiếp tuyến MA, MB với đường tròn (O) (A và B là hai tiếp điểm).

a) Chứng minh tứ giác MAOB nội tiếp.

Xem đáp án

a)

Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O), vẽ hai tiếp tuyến MA, MB với đường tròn (O) (A và B là hai tiếp điểm). a) Chứng minh tứ giác MAOB nội tiếp. (ảnh 1)

Ta có MAO^=90°  (MA là tiếp tuyến của (O)).

Suy ra ba điểm M, A, O cùng thuộc đường tròn đường kính OM   (1)

Ta có MBO^=90°  (MB là tiếp tuyến của (O)).

Suy ra ba điểm M, B, O cùng thuộc đường tròn đường kính OM   (2)

Từ (1), (2), suy ra tứ giác MAOB nội tiếp đường tròn đường kính OM.


Câu 2:

b) Từ M kẻ cát tuyến MCD với đường tròn (C nằm giữa M và D), tia MD nằm giữa hai tia MA và MO. Tia MO cắt AB tại H. Chứng minh MC.MD = MH.MO.

Xem đáp án

b) Xét ∆MAC và ∆MDA, có:

AMC^ chung;

MAC^=MDA^ (góc tạo bởi tia tiếp tuyến AM và dây cung AC và góc nội tiếp chắn cung AC).

Do đó ΔMACΔMDA  (g.g).

Suy ra MAMD=MCMA  .

Vì vậy MA2 = MC.MD   (3)

Ta có OA = OB = R.

Suy ra O nằm trên đường trung trực của đoạn AB (*)

Lại có MA = MB (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau).

Suy ra M nằm trên đường trung trực của đoạn AB (**)

Từ (*), (**), suy ra OM là đường trung trực của đoạn AB.

Mà OM cắt AB tại H.

Do đó OM AB tại H.

∆OAM vuông tại A có AH là đường cao: MA2 = MH.MO   (4)

Từ (3), (4), suy ra MC.MD = MH.MO.


Câu 3:

c) Qua C kẻ đường thẳng song song với AD cắt AM tại I, cắt AB tại K. Chứng minh C là trung điểm của IK.

Xem đáp án

c) Gọi E là giao điểm của MD và AB.

Xét ∆MCH và ∆MOD, có:

CMH^ chung;

MCMO=MHMD (MC.MD = MH.MO).

Do đó  ΔMCHΔMOD (g.g).

Suy ra MHC^=MDO^  (cặp góc tương ứng)   (5)

Vì vậy tứ giác DCHO nội tiếp đường tròn.

Do đó  DHO^=DCO^(cùng chắn DO )   (6)

Ta có OC = OD = R.

Suy ra ∆OCD cân tại O.

Do đó  OCD^=ODC^ (7)

Từ (5), (6), (7), suy ra DHO^=MHC^  .

 DHO^+DHA^=90° MHC^+AHC^=90° .

Suy ra DHA^=AHC^

Do đó HA là đường phân giác trong của ∆CDH.

Lại có AH HM tại H.

Suy ra HM là đường phân giác ngoài của ∆CDH.

Áp dụng tính chất đường phân giác, ta được   ECED=MCMD=HCHD  (8)

Ta lại có IK // AD (giả thiết).

Áp dụng định lí Thales, ta được CIAD=MCMD     CKAD=ECED   (9)

Từ (8), (9), suy ra CIAD=CKAD

Do đó CI = CK.

Vậy C là trung điểm của IK.


Câu 4:

Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O), kẻ hai tiếp tuyến MA, MB với đường tròn (O) (A và B là hai tiếp điểm).

a) Chứng minh tứ giác MAOB nội tiếp.

Xem đáp án

a)

Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O), kẻ hai tiếp tuyến MA, MB với đường tròn (O) (A và B là hai tiếp điểm). a) Chứng minh tứ giác MAOB nội tiếp. (ảnh 1)

Ta có MAO^=90° (MA là tiếp tuyến của (O)).

Suy ra ba điểm M, A, O cùng thuộc đường tròn đường kính OM   (1)

Ta có  MBO^=90° (MB là tiếp tuyến của (O)).

Suy ra ba điểm M, B, O cùng thuộc đường tròn đường kính OM   (2)

Từ (1), (2), suy ra tứ giác MAOB nội tiếp đường tròn đường kính OM.


Câu 5:

b) Kẻ dây AC song song với BM. Đường thẳng MC cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là D (D ≠ C). Gọi E là giao điểm của AD và MB. Chứng minh BE2 = DE.AE và BE = ME.

Xem đáp án

b) Xét ∆EBD và ∆EAB, có:

BED^ chung;

EBD^=EAB^ (góc tạo bởi tia tiếp tuyến BE và dây cung BD và góc nội tiếp chắn cung BD).

Do đó ΔEBDΔEAB   (g.g).

Suy ra BEAE=DEBE .

Vì vậy BE2 = AE.DE.

Ta có ACM^=MAD^  (góc tạo bởi tia tiếp tuyến AM và dây cung AD và góc nội tiếp chắn cung AD).

 ACM^=DME^ (ME // AC và cặp góc này là cặp góc so le trong).

Suy ra MAD^=DME^  .

Xét ∆EMD và ∆EAM, có:

DEM^ chung;

MAD^=DME^ (chứng minh trên).

Do đó ΔEMDΔEAM  (g.g).

Suy ra MEAE=DEME .

Vì vậy ME2 = AE.DE.

Mà BE2 = AE.DE (chứng minh trên).

Suy ra ME2 = BE2.

Vì vậy ME = BE.

Vậy ta có điều phải chứng minh.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận