Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 cực hay có đáp án (Phần 44)

  • 13768 lượt thi

  • 174 câu hỏi

  • 180 phút

Câu 1:

Cho A, B, C nằm trên đường thẳng xy theo thứ tự đó. Vẽ đường tròn (O) đi qua B và C. Từ điểm A, vẽ hai tiếp tuyến AM; AN. Gọi E và F lần lượt là trung điểm của BC và MN.

a) Chứng minh AM2 = AN2 = AB.AC.

b) ME cắt (O) tại I. Chứng minh IN // AB.

c) Chứng minh tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác OEF nằm trên 1 đường thẳng cố định khi (O) thay đổi nhưng luôn đi qua B và C.

Xem đáp án
W1llyK!m#5991 (ảnh 1)

a) Ta có AM và AN là hai tiếp tuyến cắt nhau

Nên AM = AN

Lại có: ABC là cát tuyến của (O)

Nên AM2 = AN2 = AB.AC

b) Dễ thấy OA vuông góc với MN tại trung điểm MN

OA vuông góc với MN tại F

Ta có \(\widehat {OMA} = \widehat {ONA} = \widehat {OEA} = \) 90°.

M, N, E đều thuộc đường tròn đường kính OA

EMAB nội tiếp

\(\widehat {EMN} = \widehat {EAN}\)(1)

Gọi Nt là tia đối của tia AN

Ta có (vì Nt là tiếp tuyến) (2)

Từ (1) và (2)

\(\widehat {EAN} = \widehat {INt}\)

IN//AE hay IN//AB

c) Gọi K là giao điểm của BC với MN

Ta có tứ giác OFKE nội tiếp trong đường tròn đường kính OK

Xét ∆AOE và ∆AFK có:

Chung \(\widehat A\)

\(\widehat {AFK} = \widehat {AEO} = 90^\circ \)

∆AOE ∆AKF (g.g)

\(\frac{{AO}}{{AK}} = \frac{{AE}}{{AF}}\)

Suy ra: AK.AE = AF.AO

Mà AF.AO = AM2 = AB.AC

Suy ra: AK.AE = AB.AC không đổi

Vì AK không đổi nên K cố định

Vậy tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác OEF là trung điểm của OK cố định.


Câu 2:

Chứng minh rằng 4n3 + 9n2 – 19n – 30 chia hết cho 6 (n ℤ).

Xem đáp án

Đặt A = 4n3 + 9n2 – 19n – 30

+) Nếu n là số lẻ 4n3 chia hết cho 2

(9n2 – 19n) chia hết cho 2 

30 chia hết cho 2

A chia hết cho 2

+) Nếu n là số chẵn 4n3 chia hết cho 2

(9n2 – 19n) chia hết cho 2 

30 chia hết cho 2

A chia hết cho 2

Vậy A luôn luôn chia hết cho 2 với mọi n (1)

TH1: n chia hết cho 3

4n3 chia hết cho 3

9n2 chia hết cho 3

19n chia hết cho 3

Mà 30 chia hết cho 3

A chia hết cho 3

TH2: n chia 3 dư 1

4n3 ≡ 4.13 ≡ 4 ≡ 1 (mod 3)

9n² chia hết cho 3

19n ≡ 19.1 ≡ 1 (mod 3)

30 chia hết cho 3

A ≡ 1 + 0 – 1 – 0 = 0 (mod 3)

A chia hết cho 3

TH3: n chia 3 dư 2

4n3 ≡ 4.23 ≡ 4 . 8 ≡ 32 ≡ 2 (mod 3)

9n2 chia hết cho 3

19n ≡ 19.2 ≡ 38 ≡ 2 (mod 3)

30 chia hết cho 3

A ≡ 2 + 0 – 2 – 0 ≡ 0 (mod 3)

A chia hết cho 3

A luôn luôn chia hết cho 3 với mọi n (2)

Từ (1), (2) A chia hết cho 3.2 = 6 với mọi n (đpcm)


Câu 3:

Bạn An nghĩ ra một số có 3 chữ số biết rằng số đó chia hết cho 18 và các chữ số của nó tỉ lệ với 1, 2, 3 và chữ số tận cùng là số chẵn.

Xem đáp án

Số đó chia hết cho 18 Số đó chia hết cho 2 và 9

Số đó có tận cùng là chữ số chẵn và có tổng các chữ số chia hết cho 9

Chữ số tận cùng chẵn nên chỉ có thể lớn nhất bằng 8; mỗi chữ số còn lại lớn nhất = 9

Tổng các 3 chữ số lớn nhất = 9 + 9 + 8 = 26

Tổng các chữ số chia hết cho 9 chỉ có thể bằng 9 hoặc 18

Gọi 3 chữ số đó là a, b, c

Ta có: \(\frac{a}{1} = \frac{b}{2} = \frac{c}{3} = \frac{{a + b + c}}{{1 + 2 + 3}}\)

Nếu a + b + c = 9 thì ta có: \(\frac{a}{1} = \frac{b}{2} = \frac{c}{3} = \frac{{a + b + c}}{{1 + 2 + 3}} = \frac{9}{6} = \frac{3}{2}\)(loại)

Nếu a + b + c = 18 thì ta có: \(\frac{a}{1} = \frac{b}{2} = \frac{c}{3} = \frac{{a + b + c}}{{1 + 2 + 3}} = \frac{{18}}{6} = 3\)

a = 3.1 = 3; b = 3.2 = 6; c = 3.3 = 9

Vì chữ số tận cùng chẵn nên số cần tìm là 396 hoặc 936.


Câu 4:

Cho dãy số (un) với un = 2n + 3. Dãy số này có phải cấp số cộng không?

Xem đáp án

Ta có: un+1 = 2(n + 1) + 3 = 2n + 5

Xét un+1 – un = 2n + 5 – (2n + 3) = 2

Vậy un là cấp số cộng với công sai d = 2.


Câu 5:

Cho hai tập hợp A = [m – 4; 1], B = (–3; m]. Tính tổng tất cả các giá trị nguyên của m để A B = B.

Xem đáp án

Để A B = B thì

–3 < m – 4 ≤ 1 ≤ m

\(\left\{ \begin{array}{l}m - 4 > - 3\\m \ge 1\\m - 4 \le 1\end{array} \right.\) \(\left\{ \begin{array}{l}m > 1\\m \ge 1\\m \le 5\end{array} \right.\) 1 < m ≤ 5

Vậy m {2; 3; 4; 5}.

Tổng các giá trị nguyên của m là: 2 + 3 + 4 + 5 = 14.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận